Sau khi tìm hiểu về khung năng lực là gì? ứng dụng trong quản trị nhân lực như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách xây dựng khung năng lực hiệu quả cho các tổ chức. Mỗi doanh nghiệp cần có một công cụ đắc lực là khung năng lực để quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực đội ngũ. Đối với thời kỳ kinh doanh đầy biến đổi, các công ty ở Việt Nam ngày càng phải chú trọng hơn đến việc có một khung đánh giá các nguồn lực trong doanh nghiệp mình. Đặc biệt là ngày càng nhiều tổ chức phát triển và áp dụng khung năng lực nhưng có không ít những doanh nghiệp gặp thất bại. Nguyên nhân chủ yếu do đội ngũ quản lý không hiểu rõ những ứng dụng thiết thực mà khung năng lực mang lại. Hơn nữa, họ thiếu sự đào tạo để liên kết khung năng lực với các mục tiêu hoạt động của tổ chức, dẫn đến sự rối ren và thất bại trong thực hiện. Chính vì thế, doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất và cách xây dựng khung năng lực để chuẩn bị thực hiện xây dựng khung năng lực hiệu quả cho sự phát triển tổ chức. Hãy cùng tham khảo mô hình xây dựng khung năng lực được chúng tôi tổng hợp bao gồm 5 bước dưới đây:

Bước 1: Xác định mục đích

Để xây dựng khung năng lực hoàn chỉnh, trước tiên cần phải làm rõ mục đích của dự án xây dựng Khung năng lực là gì. Mục đích ứng dụng khác nhau sẽ dẫn đến việc đưa ra năng lực khác nhau.

Bước 2: Chuẩn hóa hệ thống chức danh

Doanh nghiệp cần chuẩn hóa cơ cấu tổ chức, hệ thống chức danh và chức năng, nhiệm vụ của mỗi chức danh, bởi các năng lực thường sẽ gắn với việc thực hiện những nhiệm vụ, công việc nhất định. Nếu hệ thống chức danh và chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng thì sẽ không thể xác định được năng lực nào là cần thiết và giúp người thực hiện công việc trở nên vượt trội.

Bước 3: Xây dựng năng lực cần có

  • Xây dựng danh mục năng lực cần có. Nếu lựa chọn xây dựng mới hoàn toàn, bạn có thể dựa trên các dữ liệu thực tế thu thập trong quá trình các nhân sự làm việc. Một số phương pháp có thể sử dụng như: quan sát, phỏng vấn, khảo sát bảng hỏi,…
  • Phân chia nhóm hoặc phân chia theo cấp độ nghiệp vụ

Bước 4: Xây dựng khung năng lực cho từng vị trí

Xác định năng lực và các cấp độ năng lực hay là xây dựng mô hình tiêu chuẩn năng lực cho từng vị trí trong tổ chức.

– Khảo sát hoặc thảo luận nội bộ về tần suất sử dụng và tầm quan trọng của từng năng lực cụ thể đối với từng nhiệm vụ công việc cụ thể

– Bám sát chức năng, nhiệm vụ và kết quả của mỗi một chức danh.

– Lưu ý: Mỗi công việc gắn với một năng lực nhất định và có các cấp độ yêu cầu tương ứng cho từng vị trí.

Bước 5: Triển khai – đánh giá

Để khung năng lực có thể được đưa vào sử dụng, chúng ta phải phát triển các công cụ đánh giá năng lực của mỗi cá nhân và phương pháp đào tạo, phát triển gắn với mỗi loại năng lực. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần theo dõi, cập nhật khung năng lực theo thời gian để thích nghi và phù hợp với yêu cầu.

Tuy nhiên, cần có sự kết hợp các khung năng lực và lựa chọn sao cho phù hợp với tổ chức bởi mỗi mô hình khung năng lực lại có một thế mạnh và sự phù hợp riêng với mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, đây là phần việc đòi hỏi chuyên môn rất cao vì vậy nếu doanh nghiệp không có đủ người với năng lực chuyên môn thì có thể thuê các chuyên gia hoặc các công ty tư chuyên nghiệp thực hiện thay vì tự phát triển nội bộ.

Với kinh nghiệm ở các dự án tư vấn đào tạo về phát triển năng lực tổ chức, OD CLICK luôn thấu hiểu, mang những giá trị hệ thống có tính cập nhật linh hoạt và cá biệt hóa tới doanh nghiệp. Đội  ngũ chuyên gia của chúng tôi giàu kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp để triển khai, đánh giá mọi vấn đề trong tổ chức, xây dựng năng lực tổ chức, giúp các tổ chức  phát triển toàn diện.

Nguồn tham khảo:

https://vnresource.vn

https://resources.base.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

error: Nội dung đã khóa !!