Hiệp hội Đào tạo kinh doanh quốc tế (IBTA) – Hoa Kỳ đã từng nhận định rằng: “Một tổ chức tốt là một tổ chức có nền văn hóa doanh nghiệp dựa trên năng lực, độ tin cậy, giao tiếp thân thiện, khi đó nền văn hóa ấy sẽ đưa các thành viên đến một tầm nhìn chung”. Đúng như vậy, bởi sẽ thật khó để làm việc cùng nhau trong một tổ chức mà có ít hoặc không có sự tin tưởng giữa lãnh đạo và nhân viên hay giữa các nhân viên với nhau. Không tin tưởng đồng nghĩa với môi trường làm việc thù địch, hiệu suất công việc hạn chế, tư tưởng của nhân viên không kiên định và đó là nguyên nhân nhanh nhất dẫn đến sự thiếu bình ổn trong vấn đề nhân sự.

Trong môi trường doanh nghiệp, niềm tin được xem là một “nguyên tố” thiết yếu cho các mối quan hệ nơi làm việc, nó ảnh hưởng đến sự hài lòng, khả năng giữ chân và thậm chí là năng suất của nhân viên.

Trong một khảo sát CEO toàn cầu gần đây đã chỉ ra có đến 55% các CEO cho rằng sự thiếu đi niềm tin tạo ra sự đe dọa tới khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Theo như nghiên cứu này, những người làm việc trong doanh nghiệp có niềm tin cao cho thấy 74% khả năng ít bị stress hơn so với những người làm việc ở những nơi có niềm tin thấp. Họ còn cho thấy mức độ năng lượng khi làm việc cao hơn 106%, 13% số ngày nghỉ phép ít hơn, 76% gắn kết hơn và 29% thỏa mãn hơn với cuộc sống của họ, và khả năng bị quá tải thấp hơn 40%.

Một trong những thách thức mà tất cả các doanh nghiệp hoặc đội đang gặp khó khăn là làm thế nào để xoay chuyển mọi thứ trong thời điểm khó khăn. Văn hóa niềm tin tạo nên sức mạnh rất lớn trong tổ chức, với mỗi loại niềm tin lại tạo nên nền tảng cho tổ chức. Một tổ chức đáng tin thì cần phải có đội ngũ những con người đáng tin. Bất kể là tạo dựng niềm tin trong tổ chức hay kinh doanh, đều xuất phát từ sự tin cậy của chính bản thân mỗi người, trong lãnh đạo, nhân viên, công việc và sản phẩm. Dưới đây là cụ thể cho các loại niềm tin:

Niềm tin trong kinh doanh

Khá nhiều thứ trong một tổ chức sẽ trở nên tốt hơn khi những nhân sự làm việc tin vào những gì doanh nghiệp đang làm. Khi họ tin tưởng, họ làm việc chăm chỉ hơn, họ cống hiến nhiều hơn và họ đặt một mức năng lượng và niềm đam mê vào “cuộc chơi” – điều cần thiết để tạo ra bất cứ điều gì tuyệt vời. Với một vài ngoại lệ, mọi người muốn tin rằng họ là một phần của một tổ chức tuyệt vời, rằng công việc của họ tạo ra sự khác biệt, rằng những gì họ đang bán là một sản phẩm tốt, rằng tổ chức mà họ tham gia thường hoạt động tuyệt vời trên thế giới. Với niềm tin thì vì là dù lý do tài chính, trách nhiệm xã hội hay đơn giản là đức tin cũng sẽ tạo nên những thành quả tốt nhất.

Niềm tin vào công việc

Ngay cả khi mọi người tin vào những gì tổ chức đang làm thì sau đó vẫn có một vấn đề riêng để giải quyết là về việc họ có tin vào công việc mà bản thân họ, ít nhất là trong thời điểm này, đã tham gia hay không. Bất kể logic, dữ liệu hay mức độ hấp dẫn của một dự án khi những người đang thực hiện công việc không tin rằng nó có một “cú đánh” hợp lý khi thành công, thì thường sẽ có khả năng thất bại khá nhiều. Trong mọi trường hợp, điều đó là lãng phí thời gian và tiền bạc mà không ai có khả năng bù trừ được.

Niềm tin vào sản phẩm

Nếu mọi người không tin vào những gì họ đang bán, doanh số sẽ giảm sút rõ rệt. Khi nhân viên nghĩ họ đang bán một sản phẩm không tốt thì sự trì trệ và nghi ngờ sẽ tăng lên, điều mà rất khó để nhận ra nhưng hậu quả lại quá nhiều. Mặt khác, khi nhân viên tin vào sản phẩm họ bán là tốt và đứng đắn thì họ sẽ hết mình vì công việc, vì những người dẫn dắt đã chỉ lối cho họ điều đứng đắn.

Niềm tin vào bản thân

Một phần công việc của lãnh đạo nên là tích cực giúp đỡ và hỗ trợ những người làm việc tin vào chính họ. Chúng ta cần giúp mỗi nhân viên thấy rằng họ có một cơ hội vững chắc để thành công, để biết rằng họ đủ tốt, đủ thông minh, đủ mạnh và đủ tài năng để làm tốt công việc. Dù cho nhân viên tự tin đến mức nào thì luôn cần những người lãnh đạo theo sát giúp họ có những định hướng làm họ thấy tin vào bản thân nhiều hơn, từ đó họ sẽ cống hiến hết sức mình cho điều mà họ được tin họ làm được và làm tốt.

Niềm tin vào nhân viên

Khi người lãnh đạo đặt niềm tin vào nhân viên mà không phải niềm tin mù quáng thì công việc có thể nói sẽ trôi chảy hơn rất nhiều khi mà mọi thông tin đều được truyền đạt và tiếp nhận một cách tích cực nhất. Một cách đơn giản để thể hiện điều này là người lãnh đạo chỉ cần dành thời gian để lắng nghe nhân viên của họ. Hành động xem chừng đơn giản nhưng đem lại cảm giác thân thuộc cho mọi người, điều này làm niềm tin vào bản thân và vào tổ chức tăng lên rất nhiều.

Niềm tin vào lãnh đạo

Nếu đội tuyển không tin vào huấn luyện viên, nếu các nghệ sĩ không tin vào nhạc trưởng, nếu nhân viên không tin vào ông chủ, hầu hết mọi thứ khác ở trên sẽ bắt đầu bất ổn một chút. Điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ không hoạt động được, chỉ là một phần tích cực của doanh nghiệp bị thiếu đi. Nó giống như lấy vani ra khỏi chiếc bánh của bạn; người quan sát bình thường không thể nhìn thấy nó và người ăn thậm chí có thể không nhận thấy ngay từ đầu, nhưng sự khác biệt là ở đó. Theo thời gian mọi thứ trở nên ngày càng kém hấp dẫn, và cuối cùng doanh nghiệp có thể sẽ sụp đổ.

Mô hình xây dựng niềm tin trong doanh nghiệp

Bước 1: Xây dựng đội ngũ có niềm tin

Một trong những thách thức mà tất cả các doanh nghiệp hoặc đội ngũ đang gặp khó khăn là làm thế nào để xoay chuyển mọi thứ trong thời điểm khó khăn. Hiện thực của thế giới là các tổ chức có thành tích thành công có nhiều khả năng thu hút những người tin vào chính họ, vào tổ chức và vào giá trị của công việc. Điều này, tất nhiên, làm tăng tỷ lệ thành công của tổ chức, từ đó thu hút những người tốt hơn, những người tin tưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào công việc.

Niềm tin không thể xây dựng qua một đêm, hoặc một buổi họp mặt, mà đó là điều được thiết lập theo thời gian thông qua sự tương tác của nhân viên với các thành viên khác trong nhóm.
 
Khuyến khích mỗi người trong doanh nghiệp thành thật với lời nói của họ. Nếu bạn lên lịch hẹn với ai đó, hãy chắc chắn rằng bạn xuất hiện. Nếu bạn nói sẽ hoàn thành việc gì đó, hãy làm ngay. Xây dựng một văn hóa của niềm tin bắt đầu từ những hành động nhỏ nhặt thì mới tạo nên một đội ngũ có niềm tin.

Bước 2: Truyền thông về sự thành công tạo niềm tin

Ngược lại, khiến mọi người tin vào bản thân và vào tổ chức khi mọi thứ không thành công là một nhiệm vụ khó khăn. Bất kỳ ai làm việc trong cả các tổ chức thành công và không thành công đều biết rằng điều này là đúng. Khi những người làm việc trong một tổ chức không tin rằng đầu vào của họ sẽ tạo ra sự khác biệt, họ sẽ ngừng cung cấp nó. Ai đó, ở đâu đó, được hưởng lợi từ ý tưởng và sự sáng tạo của họ, nhưng hiếm khi họ làm việc khi họ đã có chúng.

Chúng ta có thể tăng tỷ lệ xảy ra điều này bằng cách giúp mọi người tập trung vào, ghi nhớ và học hỏi từ những thành công trong quá khứ của họ. Chỉ ra những trải nghiệm tích cực mà mọi người đã có cùng nhau hoặc với tư cách cá nhân giúp họ ghi nhớ ký ức về những thành công trong quá khứ để tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Những người tin vào bản thân họ có thể sẽ cố gắng nhiều hơn và lâu hơn, do đó làm tăng cơ hội thành công cuối cùng của họ. Những người thành công có nhiều khả năng tin rằng những nỗ lực của họ trong tương lai sẽ được đền đáp.

Bước 3: Chia sẻ của người lãnh đạo với nhân sự

Đôi khi, công việc của người lãnh đạo về bản chất là tạo ra một khu vườn nơi những người mà họ muốn làm việc có thể phát triển. Mặc dù họ không phải là những “miếng bánh” mà một số tổ chức thèm muốn, nhưng khi họ làm việc đến một mức độ họ sẽ “nở hoa” và “kết quả” thì thật đặc biệt. Thật không dễ dàng để quen với điều này, nhưng một khi người ta có được động lực với công cụ “niềm tin” này, thì đó sẽ là một chìa khóa của sự thành công.

Lãnh đạo nên khuyến khích các nhân viên cởi mở và thành thật với mục tiêu nghề nghiệp của họ. Khuyến khích một cuộc đối thoại mở và thẳng thắn về con đường sự nghiệp, cơ hội của nhân viên cũng như lắng nghe các thành viên, và thấu hiểu họ một cách nhân văn chính là điểm chính yếu trong xây dựng niềm tin.

Với kinh nghiệm thực tiễn cùng với những trải nghiệm đồng hành với doanh nghiệp Việt Nam, OD CLICK tin rằng chúng ta đều cần xây dựng văn hóa niềm tin mọi lúc, mọi thời điểm. Với đội ngũ có chuyên môn cao cùng tâm huyết chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp xử lý “nỗi lo” và cùng vượt qua khủng hoảng, OD CLICK luôn cam kết sẽ không chỉ chuyển giao tri thức mà còn là sát cánh cùng hành động vì một sự nghiệp phát triển lâu dài và bền vững và chính những con người của OD CLICK cũng tin rằng sứ mệnh của họ là như vậy.

OD CLICK biên tập!

Tài liệu tham khảo: 

https://www.zingtrain.com

https://vanhoa.evn.com.vn

https://www.customerbliss.com

http://franklincovey.vn

error: Nội dung đã khóa !!