Dược phẩm là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên ngành dược nhìn chung vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Theo phân tích của SSI, 11 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 351 triệu USD hoạt chất, giảm 5,4% cùng kỳ.

Quốc gia

Nhập khẩu

Tăng/giảm cùng kì 11 tháng đầu/2019

Trung Quốc

220 triệu USD

-7,6%

Ấn Độ

60,5 triệu USD

-1,2%

Tây Ban Nha

10,4 triệu USD

-30,3%

Đức

10,1 triệu USD

-13,8%

Theo Vietnambiz

Có thể thấy ngành Dược Việt Nam chủ yếu dựa vào các nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, 62,68% tương ứng với 220 triệu USD, nên khi có sự ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19 thì ngay lập tức gặp phải vấn đề tìm nguồn cung khác với giá thành cao hơn. Dẫn tới việc các chi phí sản xuất, quản lý, quảng cáo tăng lên rất nhiều nhưng hiệu quả lại trì trệ không còn như trước. Dịch Covid-19 sẽ chỉ là một trong những ví dụ điển hình về sự thay đổi của thị trường có ảnh hưởng mạnh đến xu thế của ngành Dược Việt Nam như thế nào.

Tổng quan ngành Dược Việt Nam:

Về sản xuất hiện nay Việt Nam có 180 DN sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất, nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP. Các sản phẩm được sản xuất chủ yếu gồm: dạng bào chế đơn giản, thực phẩm chức năng và thuốc generic. Tuy nhiên đây là sản phẩm có giá trị thấp, trùng lặp nhau và thiếu hẳn những loại thuốc đặc trị, bào chế phức tạp. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới của các Công ty trong nước chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu trong khi đó các Công ty nước ngoài có tỷ lệ lên đến 15%.


theo Vietnam Report

Về phân phối, với hơn 57.000 nhà thuốc và quầy thuốc trên cả nước nhưng có tới 70% kênh phân phối là ETC, phân phối qua đấu thầu thuốc bán cho bệnh viện, chỉ có 30% là OTC, phân phối qua nhà thuốc bán lẻ. Sở dĩ có sự chênh lệch rõ ràng giữa 2 kênh phân phối này là do 3 lý do chính:

  • Do số lượng người dân tham gia chính sách bảo hiểm y tế cao.
  • Khối bệnh viện tư nhân cũng tăng đáng kể.
  • Người dân quan tâm đến sức khỏe và tin tưởng bệnh viện nhiều hơn.

Hiệu quả kinh doanh và sự suy thoái

Theo công ty nghiên cứu thị trường TNS, năm 2011 ngành Dược phẩm chi tiêu khoảng 980 tỷ đồng cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong đó, quảng cáo trên báo in là 58 tỷ, tạp chí là 42 tỷ, trên các báo điện tử là 15 tỷ, còn lại là trên truyền hình. Tương ứng với tỷ lệ 6%, 4.3%, 1.5% và 88.2% tổng đầu tư quảng cáo. Và cho đến nay các khoản chi tiêu cho quảng cáo còn được “đốt” hơn rất nhiều do thị trường rất cạnh tranh rất mạnh giữa các nhãn hàng, của các công ty dược lớn nhỏ, với cùng tính năng sản phẩm. Ngoài ra phải kể đến sự tham gia của các ông lớn như Vingroup, FPT, Thế Giới Di Động, và cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng giá trị ngành dược năm 2018 ước đạt 5.9 tỷ USD, trong đó đóng góp tỷ trọng lớn từ mức tăng trưởng này là từ dược phẩm nhập khẩu. Mặc dù chi tiêu thuốc bình quân đầu người tăng mạnh đạt 61.8 USD/người/năm (theo viracresearch).

Có thể thấy tiềm năng phát triển là rất tốt, thế nhưng các doanh nghiệp Dược chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu sử dụng của người dân còn lại phải dựa vào nhập khẩu. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa phát triển cũng như áp dụng được công nghệ hóa dược hiện đại, cũng chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu đảm bảo tiêu chuẩn, chưa kể chi phí đầu tư công nghệ và nghiên cứu tốn kém mà doanh nghiệp không muốn bỏ ra.

Qua các nghiên cứu của Vietnam Report đã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả kinh doanh là:

theo Vietnam Report

Có thể thấy rõ rằng Chất lượng nguồn nhân lực và quản trị doanh nghiệp luôn là yếu tố đầu tiên và có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Dược. Ngoài ra các doanh nghiệp Dược phải luôn đối mặt với các thách thức bên trong và bên ngoài, tâm lý thích hàng ngoại, cũng như sự quản lý ngày càng chặt của nhà nước. Thách thức bên trong gồm có những hoạt động nhằm tối ưu chi phí bán hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, quản lý sản xuất, thiếu hụt tài chính và quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao. Thách thức bên ngoài đến từ các đối thủ cạnh tranh, nhà sản xuất thuốc, các tổ chức chăm sóc sức khỏe, tổ chức y tế khác.

Mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Dược đang tập trung xoay quanh vào việc bán hàng, quảng cáo, để tăng doanh số, nghiên cứu các sản phẩm dễ sản xuất. Điều này cũng minh chứng cho việc sử dụng một số lượng lớn nguồn tiền cho hoạt động truyền thông sản phẩm.

Phân tích SWOT

Điểm mạnh của các doanh nghiệp Dược Việt Nam là hệ thống phân phối và sản xuất rộng khắp cả nước, tiềm lực tài chính đủ mạnh để theo đuổi được những sự thay đổi của thị trường. Thế nhưng vẫn có những điểm yếu như chưa sản xuất được các thuốc tân dược phức tạp, tự chủ về nguồn nguyên liệu hay chưa chú trọng vào vấn đề nghiên cứu sản phẩm, hệ thống quản trị và nguồn nhân lực còn chưa được đầu tư chiều sâu. Nên mặc dù cơ hội cho các doanh nghiệp Dược là lớn với tiềm năng sức mua người dân tiêu dùng vào sức khỏe, nhu cầu sử dụng thuốc tăng cao; tất cả những cơ hội đó lại đi liền với thách thức rằng các doanh nghiệp Dược không thể đi theo lối mòn mãi của việc chỉ sử dụng truyền thông để bán sản phẩm, tăng nhanh doanh số. Khi người dân có nhiều kinh nghiệm tiêu dùng hơn, phương tiện trao đổi so sánh rộng rãi, thì nhu cầu không chỉ là chất lượng sản phẩm, mà còn chất lượng dịch vụ, sự tin cậy, cũng như cạnh tranh về giá bán. Điều này cho thấy các công ty ngành dược có một nhu cầu rất lớn về xây dựng và hoàn thiện mô hình kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh, niềm tin của khách hàng thị trường, hướng đến phát triển bền vững.

Hoàn thiện mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh được ví như công thức kinh doanh của doanh nghiệp, điều này được thể hiện qua xây dựng tư duy chiến lược, bằng việc trả lời 4 câu hỏi: Khách hàng của công ty là ai? Họ cần được đáp ứng những nhu cầu gì? Doanh nghiệp mang lại được giá trị nào cho họ thông qua những hệ thống tối ưu, năng lực tổ chức hay nguồn lực, bí quyết gì? Mô hình tài chính có khả thi không? Nếu như có được một tư duy chiến lược như trên thì doanh nghiệp đã có một phương hướng cụ thể rằng: sản phẩm bán cho ai, bán gì là tốt nhất, làm thế nào để kinh doanh lâu dài. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp triển khai chi tiết theo mô hình Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas là gì?

Mô hình Canvas là cách để doanh nghiệp thành lập kế hoạch cả bên trong lẫn bên ngoài: Khách hàng nào? Chuyển giao được giá trị gì cho họ? Các bên liên quan là ai và Truyền thông cho nội bộ, các bên liên quan ra sao? Nếu muốn tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh tốt thì mô hình canvas chính là biểu hiện của sự chuyên nghiệp, quyết định liệu doanh nghiệp có vượt trội hơn đối thủ không. Độc giả có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại đây: 

https://odclick.com/chuyen-san/cong-cu/khung-mo-hinh-kinh-doanh-business-model-canvas/

Tại sao xu thế sử dụng mô hình kinh doanh Canvas đang lan rộng?

Việc áp dụng mô hình canvas sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và nguồn lực với một chiến lược rõ ràng hơn ngay từ đầu. Từ đó giải quyết được vấn đề cho doanh nghiệp làm sao có thể đào tạo, tuyển dụng và giữ chân được nhân tài; phân bổ các nguồn lực hợp lý để vẫn tập trung nguồn lực bán hàng mà không “bỏ quên” chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Cùng với đó khi con người đã được đặt làm trọng tâm để phát triển thì văn hóa của tổ chức sẽ đi lên, hình thành một môi trường chuyên nghiệp và hiệu quả. Sau khi giải quyết được những hạn chế cố hữu đó thì niềm tin của khách hàng và thị trường đối với doanh nghiệp sẽ gia tăng, khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp Dược sẽ luôn bền vững.

Nhìn lại tiến trình

Xu thế cạnh tranh và những thay đổi trên thị trường, nhu cầu của khách hàng, chuỗi cung ứng, trong bối cảnh Covid19 nói riêng hay biến động khủng hoảng thị trường nói chung, các doanh nghiệp ngành dược cần tập trung hoàn thiện mô hình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng niềm tin của thị trường và khách hàng, tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Để xây dựng được mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Dược Việt Nam nên lưu ý một số yêu cầu như sau:

  1. Thay đổi nhận thức lãnh đạo và quản lý: Nếu như không tái nhận thức lại trong chính tư duy và con người thì rất khó để tiếp cận được những đổi mới trong tái cơ cấu hay tái cấu trúc quy trình phù hợp với bối cảnh mới. Đưa tổ chức lên một tầm hoạt động hệ thống mới để thích ứng với môi trường kinh doanh.
  2. Cần thiết cập nhật các kiến thức về xây dựng hệ thống, chiến lược, mô hình kinh doanh, nguồn vốn nhân lực, và văn hóa doanh nghiệp. Đây là những kiến thức nền tảng, bổ sung cho nhau như công thức thuốc, để xây dựng hệ thống.
  3. Quản lý và nhân sự cần được trang bị những kỹ năng tổ chức thiết yếu như: Leadership, Teamwork, Tư duy sáng tạo, Truyền thông nội bộ: Những kỹ năng này sẽ tập trung vào con người là nền tảng, giúp cho các cấp từ lãnh đạo, quản lý cho đến nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của cá nhân đến mục tiêu của tổ chức. Từ đó sẽ hoàn thiện bản thân và cùng phát triển với tổ chức hướng đến sự chuyên nghiệp và hoàn mỹ hơn.

Quá trình chuyển đổi này doanh nghiệp có thể đầu tư thời gian và nguồn lực cho các chương trình đào tạo Inhouse rồi tự triển khai, hoặc cần vai trò hỗ trợ khách quan của bên thứ ba trong hỗ trợ về chuyển giao các công cụ và giải pháp kỹ thuật, cũng như huấn luyện các ký năng cần thiết, đồng hành tin cậy và dài hạn cùng doanh nghiệp, vì sự phát triển bền vững.

Nguồn tham khảo:

  1. https://vietnamreport.net.vn/Top-10-Cong-ty-Duoc-uy-tin-nam-2019-8949-1006.html
  2. https://vietnambiz.vn/ssi-nganh-duoc-uoc-tinh-tang-truong-9-10-nhung-rui-ro-phu-thuoc-nguon-nguyen-lieu-trung-quoc-20200207090715764.htm



 

error: Nội dung đã khóa !!