Trên cơ sở các nghiên cứu về quản trị và quan sát từ thực tiễn, Robert Katz trong tác phẩm “Skills of an Effective Administrator” đưa ra nhận định: một nhà lãnh đạo giỏi cần phải có năng lực kỹ thuật; năng lực tương tác với con người và năng lực tư duy. Trong khi năng lực chuyên môn và quản trị nhân lực được dùng khi làm việc với con người thì năng lực tư duy tổng thể lại liên quan đến khả năng làm việc với các ý tưởng.
Vì vậy, R.Katz chỉ ra tầm quan trọng tương đối của ba loại khả năng này khác nhau tuỳ theo các cấp quản trị trong một tổ chức. Đối với vị trí lãnh đạo cấp cao, năng lực tư duy tổng thể là vô cùng quan trọng do cấp độ quản lý càng cao càng có nhiều hoạt động phải điều phối, mức độ phức tạp của các quan hệ cần phải hiểu và quản lý càng lớn, các vấn đề cần phải giải quyết ngày càng mang tính duy nhất và khó xác định. Theo R.Katz, năng lực tư duy tổng thể được coi là yếu tố trung tâm để nhà lãnh đạo có thể sáng tạo ra tầm nhìn và chiến lược cho tổ chức. Chất lượng các quyết định chiến lược suy cho cùng phụ thuộc vào kỹ năng tư duy tổng thể, họ cần có phương pháp tổng hợp tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận, các vấn đề, biết làm giảm những sự phức tạp, rắc rối xuống mức độ có thể chấp nhận được trong tổ chức. Chúng ta cùng xem xét từng khía cạnh của mô hình:
1. Năng lực kỹ thuật
Đa số mọi người thường hiểu về kỹ thuật như là các công việc liên quan đến máy móc, thiết kế công trình, xây dựng. Tuy nhiên, kỹ thuật trong trường hợp này được hiểu rộng hơn, không chỉ bao gồm ngành kỹ thuật mà còn là các kiến thức chuyên môn, các phương pháp thực hiện, quy trình và trình tự thực hiện công việc.
Năng lực này cần thiết với những người giám sát, thực thi công việc. Ở đó công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và nắm rõ các quy trình thực hiện một cách chi tiết và chính xác.
Ví dụ với ngành kế toán, năng lực kỹ thuật ở đây biểu hiện trong quá trình làm việc: cách sử dụng công cụ, quy trình thực hiện và phương pháp thực hiện hoạt động kế toán.
Năng lực kỹ thuật thể hiện ở một số mặt như sau:
– Khả năng sử dụng thành thạo công cụ liên quan đến ngành, nghề.
– Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
2. Năng lực tư duy
Năng lực này dựa trên sự nhận thức về mối quan hệ trong tổ chức, giữa phòng marketing với phòng kinh doanh, giữa phòng kế toán với phòng nhân sự. Nhà lãnh đạo cần nhận thức được sự liên quan giữa các yếu tố trong môi trường công ty với các yếu tố môi trường ngành, chính trị – văn hóa – xã hội, kinh tế – pháp luật, để từ đó nhà lãnh đạo sẽ có cái nhìn tổng quan và họ sẽ đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất cho công ty.
Năng lực tư duy cho phép nhà lãnh đạo thấu hiểu được các ý tưởng kinh doanh, ý tưởng thực thi chiến lược, để không bị gò bó bởi các khuôn mẫu về cái thực thi được và cái không thực thi được, năng lực tư duy là một loại năng lực mà các nhà quản trị cấp cao cần nhất vì vai trò của họ cần sẽ làm việc với những tình huống giả định nhiều hơn.
Năng lực tư duy được thể hiện ở một số mặt như sau:
– Khả năng tạo chiến lược, tầm nhìn và kế hoạch lâu dài.
– Làm việc với những tình huống giả định giúp giảm thiểu rủi ro công việc.
3. Năng lực làm việc với con người
Năng lực này được xem như là khả năng làm việc với cấp dưới, đồng nghiệp và cấp trên, Những người sở hữu năng lực này họ nhạy cảm với những khó khăn, thách thức cần đối mặt và đồng cảm để hiểu người xung quanh, để từ đó họ biết cần làm gì tốt nhất cho mục tiêu tổ chức.
Năng lực làm việc với con người là vô cùng cần thiết với những nhà quản lý cấp trung và cấp cao, ở đó họ làm việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của cá nhân và công ty. Chính vì vậy họ cần phải thấu hiểu nguồn lực của công ty, bao gồm điểm mạnh và điểm yếu, để phát huy và cải thiện nguồn lực của chính doanh nghiệp, sử dụng vốn nhân lực một cách hiệu quả.
Năng lực làm việc với con người được thể hiện ở một số điểm sau:
– Khả năng thấu hiểu chính mình và người khác
– Sẵn sàng cởi mở, lắng nghe và tạo động lực tích cực cho người xung quanh
– Tạo được bầu không khí thoải mái về trao đổi
Trau dồi các thành tố liên quan đến từng khía cạnh của mô hình sẽ giúp các nhà quản lý, lãnh đạo từng bước hoàn thiện chính mình và năng lực của tổ chức để tạo ra một cơ chế tự vận hành trong nội bộ, nâng tầm tổ chức.
OD CLICK tổng hợp!
Nguồn tham khảo:
- https://hbr.org/1974/09/skills-of-an-effective-administrator
- https://www.technofunc.com/index.php/leadership-skills-2/leadership-theories/item/katz-s-three-skill-approach