Kế nhiệm là hoạt động quan trọng trong chiến lược nguồn nhân lực. Với doanh nghiệp có quy mô lớn, xây dựng kế hoạch kế nhiệm là ưu tiên trong chiến lược phát triển của tổ chức. Bởi, đội ngũ lãnh đạo và những nhà quản lý đóng vai trò định hình sự tăng trưởng, tác động đến hoạt động tổ chức. Kế nhiệm, lựa chọn nhân sự ưu tú để đầu tư phát triển kế cận các vị trí quan trọng đòi hỏi tầm nhìn dài hạn và kế hoạch hiệu quả.
Thách thức với doanh nghiệp trong quá trình này là xác định vị trí trọng yếu cần xây dựng đội ngũ kế cận và lựa chọn những nhân sự tiềm năng phù hợp. Điều quan trọng là nhân sự tiềm năng cần có cùng tầm nhìn, chung hệ giá trị với tổ chức. Đánh giá năng lực tạo văn hóa học tập, xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển năng lực để họ có đủ khả năng đảm nhiệm vị trí cao hơn.
Với thấu hiểu thực tiễn doanh nghiệp, kết hợp tri thức quốc tế, đặc điểm nhân lực, OD CLICK xây dựng quy trình cùng với công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kế nhiệm. Quy trình bao gồm 5 bước
Bước 1: Xác định các vị trí quan trọng
Bước đầu tiên là doanh nghiệp xác định các chức danh, vị trí cần xây dựng kế hoạch và lựa chọn đội ngũ kế thừa. Việc lựa chọn vị trí dựa trên 3 tiêu chí cơ bản là: mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, Sự sẵn có của các ứng viên bên ngoài, Sẵn có thành viên nội bộ có tiềm năng thay thế.
Nếu vị trí nòng cốt trong tổ chức mà có khả năng tuyển được và trong tổ chức không thấy ứng viên tiềm năng thì có thể không xét vào các vị trí quan trọng cần kế hoạch kế nhiệm.
Bước 2: Xây dựng hồ sơ cho vị trí
Khi đã thu hẹp nhu cầu vào các vị trí quan trọng nhất của mình, bạn có thể tập trung vào việc hiểu các yêu cầu của từng vai trò. Ở bước này, doanh nghiệp xác định năng lực/ phẩm chất cần thiết để thành công bằng cách kết hợp các nhu cầu của tổ chức hiện tại và tương lai. Bước này sẽ cung cấp thông tin về kiến thức, kỹ năng và khả năng mà bạn nên cân nhắc cho từng vai trò chủ chốt khi lựa chọn và phát triển các nhà lãnh đạo tương lai.
Bước 3: Đề cử và đánh giá ứng viên kế nhiệm
Khi đã hiểu rõ năng lực nào là quan trọng để thành công trong với vị trí, Doanh nghiệp bắt đầu xác định các ứng viên kế nhiệm tiềm năng cho vị trí này. Ứng viên cần có phẩm chất phù hợp, có tầm nhìn và tiềm năng để dẫn dắt tổ chức, thay thế vị trí chủ chốt.
Trong bước này, doanh nghiệp đánh giá mức độ đáp ứng về năng lực và tiềm năng của nhân sự theo thang điểm 1-5 cũng như dự kiến khoảng thời gian có thể kế nhiệm. Từ cơ sở này sẽ xây dựng kế hoạch phát triển ứng viên kế nhiệm
Bước 4: Phát triển và đào tạo ứng viên kế nhiệm
Sau khi xác định ứng viên tiềm năng, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển năng lực cho đội ngũ kế cận. Các kế hoạch này nên được tùy chỉnh riêng cho từng ứng viên kế nhiệm và được thiết kế để giúp ứng viên thu hẹp khoảng cách về kỹ năng hoặc kinh nghiệm của họ. Điều này sẽ giúp họ tiến bộ trong việc sẵn sàng đảm nhận các vai trò trong tương lai trong công ty.
Bước 5: Đo lường và đánh giá
Theo dõi các chỉ số tiến độ có thể đo lường được và thường xuyên chia sẻ kết quả với các bên liên quan là bước quan trọng trong kế hoạch kế nhiệm. Theo dõi tiến trình phát triển của các ứng viên 6 tháng 1 lần để có đánh giá sự tiến bộ và khả năng đáp ứng yêu cầu vị trí. Từ đó, doanh nghiệp lựa chọn ứng viên tốt nhất để kế nhiệm vị trí quan trọng trong tổ chức.