Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa với một xuất phát điểm thấp, các nguồn lực kinh tế yếu kém, nhỏ lẻ là một trong những cản trở lớn đối với quá trình phát triển. Do đó, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment- FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng.

Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nguồn vốn FDI có vai trò khá rõ nét và đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Theo số liệu thống kê gần đây, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 106 tỷ USD (Theo uplevo)

FDI  là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này. Đây là những doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trung bình 6,57 tỷ USD từ năm 1991 đến năm 2020, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 20,38 tỷ USD vào tháng 12 năm 2019 và mức thấp kỷ lục 0,40 tỷ USD vào tháng 1 năm 2010. Dữ liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được cập nhật lần cuối vào tháng 5 năm 2020.

Doanh nghiệp FDI càng nhiều thì các lao động Việt Nam được mở rộng cơ hội việc làm và thu nhập hơn, tại các doanh nghiệp này quyền quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn giữa hai bên. Tuy nhiên, đã là đầu tư vào Việt Nam thì đều là những pháp nhân của Việt Nam, ra đời, hoạt động và chịu sự chi phối từ nhiều hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI chịu sự điều hành quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài và họ sẽ có cách thức quản lý khác với các doanh nghiệp trong nước, thường đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn. Doanh nghiệp sẽ được đầu tư công nghệ, vốn và nguồn nhân lực tốt hơn.

Đội ngũ quản lý cấp trung thường được xem như trụ cột của doanh nghiệp và là “keo hồ” để kết nối mọi người lại với nhau để lấp dần khoảng cách giữa đội ngũ quản lý cấp cao, quản lý nước ngoài với nhân viên. Họ thực thi các chiến lược thay đổi về chiến lược và tổ chức, luôn ở bên và động viên những người lao động trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Quản lý cấp trung chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp nhân viên và thực hiện báo cáo đánh giá cho quản lý cấp cao có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam. Chính vì vậy, họ vừa phải có năng lực quản lý, chuyên môn. Đồng thời, họ phải có kỹ năng dẫn dắt giỏi và phải biết khơi dậy tiềm năng của người khác.

Những nhà quản lý cấp trung cũng có thể trở thành người gặp phải nhiều thách thức đối với việc phát triển và duy trì. Những nhà quản lý cấp cao hay quản lý nước ngoài đôi khi sẽ đề ra những chiến lược nhưng đôi khi lại thiếu người để thực hiện, hoặc khi có người thực thi là quản lý cấp trung nhưng lại không có đủ năng lực để thực hiện các chiến lược đó. Lúc này rất cần năng lực thực hiện chiến lược của nhà quản lý cấp trung. Họ phải là những người hiểu được giá trị cốt lõi của công ty và biết cách xây dựng văn hóa bộ phận. hiểu được hệ thống quản lý công ty và biết cách xây dựng hệ thống quản lý bộ phận.

Thêm vào đó, những nhà quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp FDI cần phải là chất “keo” giữa Sếp lớn và nhân viên của bộ phận mình. Biết cách truyền tải một cách hiệu quả ý tưởng của Sếp lớn cho nhân viên cũng như triển khai mọi chỉ đạo công việc; Biết khơi nguồn và lan tỏa năng lượng tích cực đến cho nhân viên.

Bên cạnh những khó khăn về nhiệm vụ của một nhà quản lý cấp trung, họ còn phải là người biết cách phân công, ủy quyền, biết cách phối hợp nhân viên giữa các bộ phận với nhau, biết cách giải quyết mọi vấn đề nội bộ của bộ phận mình dựa trên toàn cục công ty.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp FDI chưa coi trọng vị trí quản lý cấp trung, nhiều công ty không có những chương trình đào tạo họ. Các chương trình đào tạo sẽ nâng cao được các kỹ năng cho nhà quản lý cấp trung và quan trọng nhất là điều này thể hiện cho nhà quản lý cấp trung thấy rằng công ty luôn quan tâm tới mình và mình sẽ được phát triển hơn.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ gặp phải sự khác biệt về văn hóa kinh doanh với những doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường Việt Nam. Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tương đối phức tạp, thậm chí có thể xảy ra những bất đồng do khác biệt từ nhiều yếu tố. Vì vậy, đây cũng là thách thức lớn cho các nhà quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp FDI.

Các doanh nghiệp FDI không những là môi trường để phát huy nội lực thực hiện công cuộc đổi mới, mà còn là cơ sở chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tương lai, nếu tiếp tục xây dựng các chính sách phù hợp, đồng thuận giữa hai bên, FDI hứa hẹn có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu.

error: Nội dung đã khóa !!