Văn hoá được coi là những giá trị được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp. Những giá trị đó dần trở thành các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của con người và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong tổ chức. Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp là những đặc trưng cụ thể riêng biệt, được coi là truyền thống của riêng và góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cách thức ứng xử của con người trong tổ chức, nó tương đương với tính cách của một tổ chức và là mức độ khái quát chung cho hành vi nhân sự.

Trong rất nhiều yếu tố văn hóa làm nên thành công của doanh nghiệp, văn hóa cam kết hợp tác là một trong những yếu tố nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cam kết hợp tác trong tổ chức được định nghĩa là mức độ mà nhân viên xác định những mục tiêu cụ thể đối với tổ chức đó và muốn tiếp tục tham gia tích cực vào tổ chức đó (Newstrom và Davies, 2002). 

Văn hóa cam kết tạo ra một môi trường có quy củ nhưng vẫn thân thiện, có tinh thần sẻ chia trong môi trường làm việc. Trong đó nhà quản trị lan tỏa tinh thần tích cực cho nhân viên, còn nhân viên có tinh thần hợp tác, ủng hộ và trung thành với tổ chức. Từ đó có thể phát triển đội ngũ một cách mạnh mẽ và thống nhất từ trên xuống dưới. Thực tế, văn hóa cam kết càng cao thì mức độ nhân viên đóng góp cho công việc càng nhiều. Tinh thần cam kết cũng tương quan mạnh mẽ với mức độ hài lòng đối với công việc, hiệu suất công việc, và văn hóa doanh nghiệp. 

Trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, văn hóa cam kết hỗ trợ đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Khi nhân viên có tính cam kết với tổ chức, họ sẽ nỗ lực hết mình vì mục tiêu của tổ chức và hơn hết coi mình là đại diện cho hình ảnh tổ chức. Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành dịch vụ khách sạn. Bởi, những nhân viên khách sạn là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thay mặt tổ chức truyền tải nét đặc trưng và dịch vụ tốt nhất. Không những vậy, văn hóa cam kết còn giúp giảm những thiếu sót trong quá trình làm việc. Khi có sự cam kết với tổ chức, các nhân viên sẽ có trách nhiệm hơn, tâm huyết hơn. Vì vậy họ sẽ luôn mong muốn được ghi nhận và nỗ lực để làm tốt công việc, giảm tỷ lệ nhân sự nghỉ việc. Từ những yếu tố nêu trên, tổ chức và nhà quản trị có thể tiết kiệm chi phí cho tuyển dụng nhân sự và đào tạo nhân sự mới nhiều lần. Sau quá trình làm việc lâu dài, tinh thần cam kết giữa người sử dụng lao động và lao động sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là nâng cao hình ảnh và phát triển tổ chức.

Triển vọng phát triển ngành du lịch

Du lịch là một sản phẩm của ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, với kho tàng di sản đồ sộ với hơn 40.000 di tích, nước ta là một trong số ít quốc gia được UNESCO công nhận sở hữu nhiều di sản và danh lam thắng cảnh đặc sắc như: Di tích Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long. Ngoài ra, với khí hậu nhiệt đới và đa dạng danh lam thắng cảnh, dễ hiểu vì sao Việt Nam có thể phát triển mạnh về cả du lịch biển và du lịch tại các vùng núi, mỗi địa điểm đều mang hương sắc riêng biệt và hấp dẫn.

Theo báo điện tử VNExpress, Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới. 10 tháng đầu năm 2019, 14,5 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2018. Đây cũng là mức tăng trưởng cao so với tỷ lệ bình quân 5-6% của thế giới.

Đóng góp vào sự tăng trưởng nóng này của ngành du lịch phải kể đến vai trò trọng đối của ngành kinh doanh khách sạn.Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của bất động sản nghỉ dưỡng, hàng loạt khách sạn, resort cao cấp liên tục được các doanh nghiệp lớn như VinGroup, SunGroup, BIM Group, Marina Hotel.JSC… đầu tư và đưa vào hoạt động, các thương hiệu vận hành và quản lý bất động sản du lịch hàng đầu thế giới như Accor, JW Marriott, Hyatt, InterContinental,… đang đẩy mạnh các hoạt động điều hành khách sạn tại Việt Nam và chạy đua để “săn đón” nguồn lao động chất lượng cao. Ngành du lịch đang được ước tính cần tới khoảng 4 triệu lao động vào năm 2020 để bắt kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ này. Trên thực tế, mỗi năm chỉ có khoảng 20-30 nghìn lao động chuyên ngành du lịch tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo trên cả nước. Số lượng cũng như chất lượng của nhân sự từ các trường đào tạo chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong thời gian tới. 

Đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch và những điều cần lưu ý

Nhìn chung, nhân lực có trình độ, kỹ năng, và tâm huyết với nghề khách sạn vẫn chưa nhiều. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch còn thấp, chỉ chiếm 43% tổng số lao động du lịch, trong đó khoảng hơn 40% nhân sự không thành thạo ngoại ngữ. Các chương trình đào tạo về cử nhân du lịch, tổ chức sự kiện, vận hành tour… đang đi vào các phân ngành hẹp, thiên về nghiệp vụ, đặc biệt là thiếu đào tạo thực tiễn.

Phần lớn nhân sự lựa chọn làm việc tại khách sạn là người sinh sống gần địa điểm làm việc, lựa chọn đi làm vì một số nguyên nhân như: gần nhà, thuận tiện, lương ổn định,… Đặc biệt, nhân sự trong ngành khách sạn có đặc điểm là không gắn kết lâu dài với khách sạn, resort mà chỉ làm trong thời gian tìm kiếm công việc khác phù hợp hơn. 

Những khía cạnh tiêu cực trên được thể hiện rõ trong sự phàn nàn từ khách hàng cũng như nỗi “đau đầu” của nhà quản trị. Khách hàng phàn nàn về chất lượng phục vụ thiếu sự nhiệt tình cũng như thân thiện của nhân viên khách sạn. Nhà quản trị liên tục lo lắng về tỷ lệ luân chuyển nhân sự tăng, tỷ lệ tuyển dụng chưa đạt yêu cầu, chưa kể đến sau khi tuyển dụng cần phải đào tạo trong thời gian lâu dài để có chất lượng phục vụ tốt cho khách hàng.

Vô hình chung, những điều nêu trên góp phần vào ức chế sức bật của ngành khách sạn trong nền kinh tế. Vì vậy, muốn ngành Khách sạn phát triển thêm mạnh mẽ và bền vững, nhà tuyển dụng phải để tâm đến vấn đề đào tạo nhận thức của nhân sự về văn hóa nghề và tinh thần cam kết trong nghề.

Đặc biệt, do ảnh hưởng của Covid-19, các tổ chức trong ngành nghề du lịch và khách sạn là một trong những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề do dịch bệnh, lao đao vì khủng hoảng. Với số lượng nhân sự bị cắt giảm nhiều, nhà lãnh đạo cũng cần quan tâm tới lực lượng chủ chốt còn lại. Cần đào tạo sâu, đào tạo chuẩn để một lần nữa tất cả cùng vực ngành công nghiệp này sống lại và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

OD Click hỗ trợ xây dựng văn hóa cam kết và hợp tác trong lĩnh vực Du lịch – Khách sạn

Trong thời điểm các doanh nghiệp gặp khó khăn và phải chịu nhiều áp lực như hiện tại, các công ty tư vấn doanh nghiệp là một giải pháp khôn khéo để hỗ trợ các nhà lãnh đạo, nhà quản trị tìm ra chiến lược khắc phục những vấn đề nêu trên của nhân sự, đồng thời tiến đến đồng bộ văn hóa trong tổ chức. OD CLICK là công ty tư vấn chuyên nghiệp về phát triển tổ chức và chiến lược, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. 

Xây dựng văn hóa tổ chức cam kết hợp tác trong ngành khách sạn – du lịch cần đảm bảo hướng đến các tiêu chí: 1. Môi trường làm việc chia sẻ, thân thiện; 2. Lãnh đạo trở thành thủ lĩnh tinh thần, hỗ trợ, dẫn dắt tổ chức; 3. Phát triển tinh thần đồng đội gắn kết giữa các thành viên; 4. Xây dựng niềm tự hào truyền thống, bản sắc văn hóa riêng biệt của dân tộc; 5. Tổ chức phát huy tinh thần đội ngũ mạnh mẽ; 6. Nhân viên thể hiện lòng trung thành và chia sẻ.

OD CLICK sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch khách sạn theo các hướng sau:

  1. OD CLICK hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá động lực làm việc và cam kết của nhân viên một cách hệ thống, bao gồm con người, chính sách và môi trường làm việc. Thông qua hoạt động đánh giá đa chiều các yếu tố tác động tới động lực và cam kết, phân tích sâu để doanh nghiệp thấy được động lực làm việc, độ cam kết của nhân viên đang ở mức nào, các nhân tố nào gây cản trở hay làm mất động lực cam kết của nhân viên. Từ đó, đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao động lực làm việc và cam kết của nhân viên với doanh nghiệp.
  2. Để cải thiện Văn hóa cam kết hợp tác trong doanh nghiệp nói chung, trong lĩnh vực khách sạn, du lịch nói riêng, một cách toàn diện, OD CLICK cung cấp các chương trình tư vấn và đào tạo về: Văn hóa doanh nghiệp, Quản trị nguồn nhân lực, HR Auditing,… được xây dựng dựa trên kinh nghiệm độc quyền qua 20 năm tư vấn, giảng dạy, và nghiên cứu của chuyên gia TS. Đỗ Tiến Long. 
  3. Để phát triển Văn hóa tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng vẵng chắc theo 05 câu hỏi lớn để thiết kế nền tảng tổ chức như sau: Sứ mệnh là gì? Khách hàng là ai? Khách hàng đánh giá cao điều gì? Thành quả có được là gì? Kế hoạch là gì? Việc trả lời những câu hỏi trên sẽ giúp tổ chức xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi một cách ngắn gọn, trọng tâm và kích thích sự tiến bộ của đội ngũ nhân viên. Qua đó tạo ra sự thông hiểu và sự làm chủ các bước hành động, đem lại tính cam kết và hiệu quả cho tổ chức.
  4. Các chương trình đào tạo hỗ trợ kỹ năng giúp củng cố tinh thần gắn kết đội ngũ như: Truyền thông nội bộ, Teamwork, Tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Xây dựng Văn hóa cam kết hợp tác trong doanh nghiệp luôn là lựa chọn mang tính xu thế trong ngành du lịch, khách sạn, tiền đề cho xây dựng nét độc đáo, khác biệt giữa các doanh nghiệp khách sạn du lịch trong thời kỳ cạnh tranh quyết liệt hiện nay.

OD CLICK biên tập! 

 

Nguồn tham khảo:

  1. https://123doc.net//document/711065-du-lich-va-tam-quan-trong-cua-du-lich-trong-nen-kinh-te-quoc-dan.htm
  2. https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/kho-khan-voi-lao-dong-nganh-du-lich-trong-bao-covid-19-456544/
  3. https://vnexpress.net/vi-sao-du-lich-viet-nam-chua-but-pha-4009988.html
  4. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/viet-nam-co-nang-luc-va-no-luc-nhung-tai-sao-chung-ta-chua-phat-trien-2018021312204188.htm
  5. http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/van-hoa-doanh-nghiep-anh-huong-den-cam-ket-cua-nhan-vien-voi-to-chuc-59748.htm

error: Nội dung đã khóa !!