Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng với môi trường xã hội “mang tính VUCA” hàm chứa những bất định, bất trắc và khó lường đặt ra những thách thức về nguồn nhân lực và công tác quản trị tổ chức ở cả khu vực công và khu vực tư. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong nghiên cứu khoa học và đề xuất giải pháp về vấn đề quản trị nguồn nhân lực và quản lý công.
Vào ngày 18/11 vừa qua, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức 2 hội thảo khoa học với chủ đề “Yêu cầu của doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0” đề cập tới các vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho CMCN 4.0 của các cơ sở giáo dục đại học và vai trò quan trọng của doanh nghiệp dưới thách thức của thị trường. Hội thảo khoa học “Quản trị và lãnh đạo tổ chức công trong bối cảnh hiện nay” thảo luận về những yêu cầu mới cấp thiết buộc các nhà lãnh đạo khu vực công phải thay đổi cách thức quản trị, hướng tới phát triển tổ chức nhằm thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
OD CLICK – đơn vị tri thức chuyên về phát triển tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực luôn chủ động tham gia các diễn đàn trao đổi học thuật của các chuyên gia, nghiên cứu và quản lý trong ngành. Phát biểu tham luận tại 2 hội thảo khoa học, TS. Đỗ Tiến Long – Chủ tịch Hội chuyên gia của OD CLICK đã nêu bật một số nội dung rất được quan tâm tại hội thảo.
Đối với chủ đề “Yêu cầu của doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0”:
- Xu thế tổ chức cũng chuyển từ dựa trên nguồn lực sang dựa trên năng lực tổ chức, đặt ra những câu hỏi về nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực.
- Nhận thức của nguồn nhân lực trẻ hiện nay đang có sự lệch lạc nhất định so với thực tiễn
- Sự phối hợp của các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên các giải pháp nhằm thay đổi những nhận thức còn lệch lạc.
Đối với chủ đề “Quản trị và lãnh đạo tổ chức công trong bối cảnh hiện nay”:
- Khi đối mặt với sự thay đổi của môi trường thì việc thực hiện cải cách sẽ mang lại những hiệu quả. Cụ thể, hệ thống, bộ máy tổ chức dần hoàn thiện theo hướng đồng bộ hơn, phù hợp với nền kinh tế thị trường.
- Môi trường VUCA cũng là thách thức buộc các nhà lãnh đạo, quản lý phải nâng cao năng lực quản lý của mình. Một mặt, họ phải quản lý sự thay đổi để giảm thiểu những tác động tiêu cực và lãnh đạo sự thay đổi thông qua những sáng tạo với tầm nhìn đổi mới
- Năng lực của các nhà quản lý công trong thay đổi cải cách nhằm thích nghi với biến đổi sẽ vấp phải những phản kháng, xung đột nội bộ. Điều này đòi hỏi sự dám chịu trách nhiệm, làm gương hướng tới hiệu quả và năng lực tổ chức.