Thời đại hậu Covid19 các doanh nghiệp phải trải qua và rất cần sự thay đổi để đứng vững trên thương trường. Để làm được những việc đó thì nhất định các nhà lãnh đạo phải xây dựng cho mình một chiến lược hợp lý để đạt được mục tiêu cuối cùng. Trong đó, quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, có rất nhiều mảnh ghép để khớp với nhau. Làm thế nào để xác định được đúng mục tiêu cho tổ chức? Làm thế nào có thể đảm bảo chúng được kết nối với nhau? Bản đồ chiến lược sẽ là chốt an toàn để giúp doanh nghiệp vượt qua các ưu tiên của tổ chức và mục tiêu theo thứ tự phù hợp. Nó là một công cụ cực kỳ hiệu quả và hữu ích để sử dụng trong cả quá trình thực hiện và hoạch định chiến lược. 

Vậy bản đồ chiến lược là gì?

Bản đồ chiến lược là đại diện trực quan cho các mục tiêu tổng thể của tổ chức và cách chúng liên quan đến nhau như thế nào. Bản đồ được tạo ra trong quá trình hoạch định chiến lược và được sử dụng làm tài liệu tham khảo chính trong các cuộc họp kiểm tra và đánh giá chiến lược định kỳ.

Một bản đồ chiến lược điển hình sắp xếp các mục tiêu thành bốn phương diện. Quan điểm này được phát triển bởi hai tiến sĩ Robert S. Kaplan và David P. Norton như là một phần của khung Thẻ điểm cân bằng của họ để hoạch định và quản lý chiến lược. Bốn phương diện cho các tổ chức vì lợi nhuận bao gồm:

– Tài chính

– Khách hàng

– Quy trình nội bộ

– Con người / Học tập & Tăng trưởng

Bản đồ chiến lược mô tả phương thức tổ chức tạo ra giá trị

Bản đồ chiến lược tổng hợp được triển khai từ mô hình Thẻ điểm cân bằng theo bốn yếu tố. Bản đồ chiến lược thêm vào một lớp chi tiết nữa, minh họa những động cơ theo thời gian của một chiến lược giúp tăng cường sự rõ ràng và tập trung. Thực tế có rất nhiều phương pháp dùng để xây dựng chiến lược, tuy nhiên cho dù phương pháp nào được sử dụng, thì một bản đồ chiến lược được trình bày một cách đồng nhất và chắc chắn sẽ giúp thiết lập và quản lý các mục tiêu và thước đo. Bản đồ chiến lược cung cấp mắt xích liên kết bị thiếu giữa việc xây dựng và thực hiện chiến lược.

Bản đồ chiến lược xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:

Chiến lược cân bằng các nguồn lực mâu thuẫn

Việc đầu tư vào tài sản vô hình để tăng trưởng doanh thu dài hạn thường mâu thuẫn với việc cắt giảm chi phí để có hiệu quả tài chính ngắn hạn. Mục đích trên hết của các công ty tư nhân là tạo ra sự phát triển bền vững cho giá trị cổ đông. Điều này thể hiện sự cam kết dài hạn, đồng thời tổ chức phải cải thiện các kết quả ngắn hạn. Điều đó luôn đòi hỏi hy sinh những khoản đầu tư dài hạn, thường là một cách vô hình. Vì vậy, điểm bắt đầu khi mô tả chiến lược là cân bằng và phối hợp mục tiêu tài chính ngắn hạn, như cắt giảm giá thành và nâng cao năng suất, với mục tiêu dài hạn là việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Chiến lược dựa trên một tập hợp riêng biệt về những giá trị cung cấp cho khách hàng

Làm hài lòng khách hàng là nguồn gốc của việc tạo dựng giá trị bền vững. Chiến lược đòi hỏi sự kết nối rõ ràng giữa phân khúc khách hàng mục tiêu và tập hợp các giá trị cần có để làm hài lòng họ. Làm rõ tập hợp giá trị này là nội dung quan trọng nhất của chiến lược. Bốn giá trị ở đây là (1) cắt giảm chi phí, (2) dẫn đầu về sản phẩm, (3) giải pháp tổng thể cho khách hàng, (4) kết cấu hệ thống.

Giá trị được tạo ra thông qua các quy trình kinh doanh nội bộ

Yếu tố tài chính và khách hàng trong bản đồ chiến lược và Thẻ điểm cân bằng mô tả kết quả – điều tổ chức hy vọng đạt được: tăng giá trị cổ đông nhờ việc tăng doanh thu và nâng cao năng suất; tăng doanh thu từ chi tiêu khách hàng nhờ việc tìm kiếm, làm hài lòng, duy trì, tạo tính trung thành và phát triển khách hàng.

Chiến lược bao gồm các chủ đề tương thích, bổ sung cho nhau

Mỗi nhóm của quy trình nội bộ tạo ra lợi ích ở những thời điểm khác nhau. Sự cải tiến những quy trình vận hành thường tạo ra kết quả ngắn hạn nhờ vào việc giảm chi phí và nâng cao chất lượng. Các quy trình đổi mới thường mất thời gian dài để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Còn việc cải thiện các quy trình điều tiết và xã hội trong tương lai có thể mang lại lợi ích trong tương lai xa hơn vì công ty tránh được kiện tụng và nâng cao danh tiếng trong cộng đồng.

Sự gắn kết chiến lược quyết định giá trị tài sản vô hình

Yếu tố thứ tư của bản đồ chiến lược Thẻ điểm cân bằng – học tập và phát triển – thể hiện tài sản vô hình của công ty và vai trò của chúng trong chiến lược. Tài sản vô hình có thể phân loại thành ba loại:

– Nguồn vốn con người: Kỹ năng, tài năng và kiến thức của nhân viên.

– Nguồn vốn thông tin: Cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, mạng lưới và cơ sở hạ tầng.

– Nguồn vốn tổ chức: Văn hóa, kỹ năng lãnh đạo, tập hợp và gắn kết nhân viên, tinh thần tập thể và quản lý tri thức.

Không có tài sản vô hình nào có thể được đo lường giá trị một cách riêng lẻ hay độc lập. Giá trị của các tài sản vô hình này nằm trong khả năng đóng góp cho việc thực hiện chiến lược của tổ chức.

Ba phương thức mục tiêu trong việc gắn kết tài sản vô hình và chiến lược:

1. Những nhóm công việc chiến lược giúp gắn kết nguồn vốn con người với các chủ đề chiến lược.

2. Danh mục công nghệ thông tin chiến lược giúp gắn kết nguồn vốn thông tin với các chủ đề chiến lược.

3. Một lịch trình thay đổi tổ chức giúp kết hợp và gắn kết nguồn vốn tổ chức để liên tục học tập và phát triển với các nhà chủ đề chiến lược.

Khi tất cả ba thành phần trong yếu tố học tập và phát triển – nguồn vốn con người, thông tin, và tổ chức – được gắn kết với chiến lược, thì tổ chức đạt đến một mức sẵn sàng cao độ: Nó có khả năng tập hợp và duy trì tiến trình thay đổi cần thiết để thực hiện chiến lược. Sự sẵn sàng của tổ chức ở mức độ cao khi:

– Năng lực nguồn vốn con người trong các nhóm công việc chiến lược được gắn kết chặt chẽ với chủ đề chiến lược.

– Nguồn vốn thông tin cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu và các ứng dụng công nghệ thông tin chiến lược hỗ trợ nguồn nhân lực tạo ra kết quả xuất sắc trong các chủ đề chiến lược.

– Văn hóa, kỹ năng lãnh đạo, sự đồng nhất, gắn kết và tinh thần làm việc theo nhóm củng cố sự thay đổi trong môi trường tổ chức để thực hiện chiến lược.

Tóm lại, mẫu hình bản đồ chiến lược, tùy theo chiến lược cụ thể của tổ chức, mô tả cách thức tài sản vô hình cải thiện các quy trình nội bộ của tổ chức. Các quy trình đó là đòn bẩy tốt nhất cho việc tạo ra giá trị cho khách hàng, cổ đông và cộng đồng.

Có thể nói, xu thế của thời đại mới chính là việc hình thành kỹ năng và thói quen xây dựng bản đồ chiến lược – điều mà rất nhiều doanh nghiệp đang bỏ quên. Bản đồ chiến lược chỉ ra cho doanh nghiệp thấy những trọng tâm chiến lược một cách cân bằng để doanh nghiệp có thể tập trung các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong tư vấn xây dựng chiến lược, phương pháp thực hiện vừa khoa học, vừa thực tiễn, cùng triết lý vì lợi ích của khách hàng, OD CLICK sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc, xây dựng bản đồ chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững trong môi trường cạnh tranh.

Sứ mệnh của chúng tôi chính là giúp các khách hàng khơi dậy năng lực tổ chức và khả năng hành động chiến lược bắt nguồn từ con người trước tiên, nhằm tạo dựng lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững.

OD CLICK biên tập!

Nguồn tham khảo:

  1. www.clearpointstrategy.com
  2. www.bernardmarr.com
  3. Strategy Maps: Converting Intangible Assets into Tangible Outcomes – Robert S.Kaplan & David P. Norton
error: Nội dung đã khóa !!