NHÀ QUẢN TRỊ CẤP TRUNG CHUYÊN NGHIỆP

1. Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ quản lý cấp trung 

Có thể nói, nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời đại mới. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ là số lượng lao động, mà còn là chất lượng, năng lực và độ gắn kết của đội ngũ.

Nhân sự quản lý cấp trung chính là những nhân tố chủ chốt trong doanh nghiệp, có vai trò như xương sống trong tổ chức. Các nhà lãnh đạo cấp cao có vai trò định hướng chiến lược, còn quản lý cấp trung là tư lệnh chiến trường, hiện thực hóa những mục tiêu doanh nghiệp.

Vì vậy, xây dựng đội ngũ quản lý cấp trung chuyên nghiệp, gắn kết sẽ góp phần quyết định nền tảng thành công cho tổ chức.

2. Giá trị chuyển giao 

Chuyên đề được thiết kế nhằm đảm bảo thay đổi nhận thức và tư duy của học viên một cách có hệ thống về những năng lực của nhà quản lý cấp trung, trở thành cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa chiến lược và thực thi cụ thể. Kết thúc chuyên đề đào tạo, học viên sẽ nhận được các giá trị sau:

Thứ nhất, mỗi cá nhân trên cương vị là nhà quản trị cấp trung hiểu rõ vai trò to lớn của bản thân trong việc triển khai những định hướng của lãnh đạo, dẫn dắt nhân viên, đảm bảo hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược mà tổ chức đã đề ra;

Thứ hai, cán bộ quản lý hình thành tư duy quản trị chuyên nghiệp, chủ động trong làm việc với lãnh đạo và nhân viên cấp dưới;

Thứ ba, củng cố hình ảnh và vai trò nhà quản lý thông qua các phương pháp tự xây dựng hình ảnh bản thân, quản trị đội ngũ và xây dựng cam kết. 

3. Nội dung chương trình đào tạo

Phần 1: 

 

 

Phát triển năng lực lãnh đạo

  • Bản chất của lãnh đạo
  • Cốt lõi là nghệ thuật quyền lực
  • Kỹ năng gây ảnh hưởng
  • Lãnh đạo là thu phục nhân tâm
  • Lãnh đạo 360 độ
  • Tự đánh giá khả năng lãnh đạo

Phần 2:

Công việc quản lý cần lấy con người làm trung tâm

  • Quản lý là dẫn dắt con người đạt mục tiêu
  • Quản lý giỏi phải là nhà lãnh đạo hiệu quả
  • Đặc điểm tâm lý người đi làm và kỳ vọng vào tổ chức
  • Quản trị hiệu suất làm việc của nhân viên
  • Phản hồi và huấn luyện đội ngũ

Phần 3

Tạo động lực nhân viên

  • Tại sao nhân viên phải tạo động lực
  • Các học thuyết tạo động lực
  • Xây dựng hệ thống đãi ngộ tạo động lực và duy trì đội ngũ.

4. Phương pháp đào tạo

Chương trình đào tạo được OD CLICK có sự kết hợp của nhiều phương pháp học tập đa dạng. Kỹ thuật giảng dạy mang tính thực tiễn cao giúp học viên áp dụng dễ dàng các kiến thức đã học vào thực tế của doanh nghiệp như:

  • Brainstorming
  • Thảo luận tình huống
  • Liên tưởng thực tiễn
  • Role-play
  • Tự đánh giá
  • Chia sẻ tri thức

5. Lộ trình quản trị sau đào tạo

Sau đào tạo OD CLICK tiến hành lộ trình giám sát sau đào tạo gồm 4 bước: Khảo sát trước đào tạo, đánh giá sau đào tạo, khảo sát tái hiện kiến thức 1 tuần sau đào tạo và đánh giá áp dụng kiến thức vào thực tế sau 3 tháng đào tạo. Quy trình giám sát đào tạo chặt chẽ giúp đảm bảo chất lượng đào tạo và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.

Các kiến thức liên ngành sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình hoàn thiện năng lực và kỹ năng của cán bộ quản lý, OD CLICK khuyến nghị Anh/chị tham khảo các nội dung bổ trợ tiếp theo như sau:

  1. Lãnh đạo kiến tạo đội ngũ
  2. Quản trị nguồn nhân lực lấy con người làm trung tâm
  3. Lập kế hoạch và ủy quyền cho nhân viên
  4. Kỹ năng phản hồi và coaching nhân viên
  5. Kỹ năng tạo động lực cho nhân sự
error: Nội dung đã khóa !!