Trong bối cảnh sự bùng nổ về công nghệ, hình thái xã hội cũng đã sự thay đổi mạnh mẽ và đạt đến bước tiến mới. Nhật Bản hướng đến xây dựng xã hội 5.0 với sự đột phá công nghệ với mục đích phục vụ, nâng tầm mức sống của con người. Do vậy, trước viễn cảnh xã hội mới dần được hình thành, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị và chuyển mình với những kế hoạch phù hợp.
Trước xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam vẫn còn khoảng cách để đạt đến trình độ như của nước lớn như Mỹ, Nhật. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, các doanh nghiệp Việt không thể nằm ngoài xu thế lớn như chuyển đổi số và phải đối mặt với các doanh nghiệp đến từ nền kinh tế hàng đầu. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần có chiến lược để khỏa lấp khoảng cách đó thông qua đầu tư quản trị tri thức và nguồn nhân lực.
Bài viết này nhận định về hình thái xã hội 5.0 của người Nhật. Từ đó có góc nhìn tương quan trong bối cảnh Việt Nam để định hướng giải pháp giúp các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh cũng như theo sát xu thế chuyển đổi số toàn cầu.
XÃ HỘI 5.0 ĐẶT CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM
Xã hội 5.0
Xã hội 5.0 được định nghĩa trong Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ 5 là “Một xã hội lấy con người làm trung tâm, cân bằng giữa tiến bộ kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội bằng một hệ thống tích hợp cao giữa không gian mạng và không gian vật lý”
Xã hội 5.0 là sự hội tụ tiên tiến giữa không gian mạng và không gian vật lý. Điển hình với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên nền tảng dữ liệu lớn cùng với robot thực hiện hoặc hỗ trợ công việc con người làm trước đây. Điều này giải phóng con người khỏi những công việc và nhiệm vụ hàng ngày mà họ không đặc biệt giỏi. Xã hội 5.0 tập trung tạo ra giá trị mới, cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ cần thiết đến người cần và đúng thời điểm. Từ đó tối ưu hóa toàn bộ hệ thống xã hội và tổ chức.
Đây là một xã hội lấy mỗi người làm trung tâm chứ không phải là một tương lai được điều khiển và giám sát bởi AI và robot. Đạt được Xã hội 5.0 với những thuộc tính này sẽ giúp không chỉ Nhật Bản mà cả thế giới nhận thức được sự phát triển kinh tế trong khi giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng.
Nhật Bản đặt mục tiêu trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt được một xã hội lấy con người làm trung tâm (Xã hội 5.0), trong đó mọi người đều có thể tận hưởng một cuộc sống với chất lượng tốt nhất. Điều này được thực hiện bằng cách kết hợp các công nghệ tiên tiến trong các ngành công nghiệp và hoạt động xã hội đa dạng và thúc đẩy sự đổi mới để tạo ra giá trị mới.
Cách xã hội 5.0 hoạt động
Như đã đề cập xã hội 5.0 đạt được mức độ hội tụ cao giữa không gian mạng (không gian ảo) và không gian vật lý (không gian thực). Trong xã hội thông tin trước đây (Xã hội 4.0), mọi người sẽ truy cập vào một dịch vụ đám mây (cơ sở dữ liệu) trong không gian mạng thông qua Internet và tìm kiếm, truy xuất và phân tích thông tin hoặc dữ liệu.
Với xã hội thông tin trước đây, con người thu thập thông tin qua mạng và sẽ chịu trách phân tích. Trong xã hội 5.0, một lượng lớn thông tin dữ liệu lớn được phân tích bằng trí tuệ nhân tạo (AI) và kết quả phân tích được phản hồi lại cho con người trong không gian vật lý dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ngoài ra, xã hội 5.0 tiến tới tự động hóa mạnh mẽ, ứng dụng AI, robot giống con người để hướng tới tối ưu hóa sản xuất, nâng cao mức sống người dân trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục.
Đạt được xã hội 5.0
Trong xã hội thông tin (Xã hội 4.0), việc chia sẻ kiến thức và thông tin xuyên suốt là bắt đầu được chú trọng nhưng không nhiều và sự hợp tác giữa con người trong tổ chức vẫn còn những hạn chế.
Cải cách xã hội (đổi mới) trong Xã hội 5.0 sẽ đạt được một xã hội hướng tới tương lai phá vỡ cảm giác trì trệ hiện có, một xã hội mà các thành viên tôn trọng lẫn nhau và mọi người đều có thể lãnh đạo một cuộc sống qua những thay đổi lớn như:
Kết nối con người và vạn vật thông qua công nghệ
Trong xã hội trước đây, việc chia sẻ kiến thức và thông tin tạo ra giá trị là khó khăn. Nhưng với xã hội 5.0, con người sẽ gắn kết với nhau hơn, chia sẻ kiến thức dễ dàng qua nền tảng số. Đồng thời, con người và vạn vật được kết nối, tương tác chặt chẽ. Ví dụ, con người có thể nói chuyện với trợ lý ảo hay có thể điều khiển hết vật dụng trong gia đình
Phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định chính xác
Với xã hội 5.0 lượng lớn thông tin/dữ liệu sẽ được tổng hợp và phân tích qua AI để gửi kết quả đến con người, từ những phân tích đó sẽ hỗ trợ đưa ra quyết định chính xác. Con người sẽ được giải phóng khỏi nghiên cứu và phân tích quá nhiều dữ liệu/thông tin.
Tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và chất lượng dịch vụ
Xã hội 5.0 tập trung vào tự động hóa giúp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất với việc ứng dụng Robot thông minh và các móc hiện đại. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ được nâng cao khi đẩy mạnh xe tự lái hoàn toàn và các phương tiện vận chuyển như drone.
Nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết vấn đề xã hội
Ở xã hội trước đây có những vấn đề phổ biến như tuổi tác, vùng miền tạo ra những gánh nặng cho con người. Với xã hội 5.0 những vấn đề này được giải quyết khi những người cao tuổi có chế độ chăm sóc tốt hơn qua bác sĩ AI hay sử dụng công nghệ để nâng cao đời sống. Hay vẫn có thể làm việc như định hướng và vận hành khi công việc khó khăn, nặng nhọc hơn có sự hỗ trợ của tự động hóa.
Nhìn chung, để đạt được xã hội 5.0 đòi hỏi sự phát triển và thay đổi trong tư duy của con người, đặc biệt là tầng lớp lãnh đạo. Công nghệ sẽ còn bùng nổ hơn nữa và xã hội theo đó cũng cần phải tiến hóa lên mức độ cao hơn. Môi trường kinh doanh từ đó cũng sẽ có sự thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao sự thích ứng, lấy con người làm trung tâm và tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa địa phương. Bởi trong bối cảnh toàn cầu, doanh nghiệp có nhân sự, quản lý người nước ngoài là xu thế tất yếu.
Nhìn chung, thế giới hướng đến bước phát triển hình thái xã hội 5.0, đánh dấu bước thay đổi đến cách thức và sự vận hành của doanh nghiệp. Trong xã hội 5.0, các doanh nghiệp cần có sự thích ứng nâng cao trình độ và năng lực quản lý để có thể bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ với dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật.
PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC 5.0 TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
Tổ chức 5.0
Xã hội 5.0 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công nghệ hướng tới mang đến chất lượng cuộc sống tốt hơn cho con người. Song hành với sự phát triển của xã hội qua giai đoạn từ 1.0 đến 5.0, tổ chức cũng có quá trình phát triển về quản trị với từng cột mốc như vậy. Mỗi giai đoạn phát triển tổ chức đặc trưng cho tư duy quản trị khác nhau. Dưới đây là quá trình phát triển quản trị trong tổ chức từ 1.0 đến 5.0 theo quan điểm nghiên cứu của OD CLICK.
Tổ chức 1.0 ở mức độ sơ khai các doanh nghiệp quản trị hoàn toàn theo người chủ, quyền lực được tập trung tối đa. Đội ngũ nhân sự làm theo những yêu cầu mệnh lệnh và phải thực hiện chính xác.
Tổ chức 2.0, cơ cấu tổ chức đã dần được hình thành, các doanh nghiệp tập trung quản trị theo quy trình, đảm bảo tính khách quan với tiêu chuẩn như ISO. Bởi yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao và trình độ quản trị có sự phát triển so với tổ chức 1.0, đề cao sự tuần thủ theo quy trình, giảm thiểu sự sai xót.
Tổ chức 3.0 đánh dấu những bước biến đổi khi môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh hơn. Các doanh nghiệp phát triển theo chiến lược. Các nhà lãnh đạo sẽ hoạch định hướng phát triển, cách thức cạnh tranh cùng với kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu chiến lược.
Tổ chức 4.0, các doanh nghiệp hướng tới sự đổi mới trong mô hình kinh doanh để tạo ra giá trị khác biệt trên thị trường, thúc đẩy hiệu quả hoạt động. Đồng thời, các doanh nghiệp đầu tư vào quản trị tri thức để xây dựng vốn kiến thức vững vàng trong tổ chức. Điều này giúp nâng cao năng lực nhân sự và nền tảng cho chuyển đổi số hiệu quả. Bởi, khi công nghệ phát triển, kiến thức và năng lực của con người trong tổ chức cần trau dồi để làm chủ công nghệ.
Tổ chức 5.0, các doanh nghiệp tập trung nâng cao sự thích ứng (Agile) cùng với tư duy lấy con người làm trung tâm. Con người ở đây là trọng tâm trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm nhân viên. Đồng thời, trong nền kinh tế mở, các doanh nghiệp chú trọng quản trị khác biệt văn hóa và tôn trọng văn hóa địa phương, khi đội ngũ nhân tài trong tổ chức sẽ có sự đa dạng, với thành viên từ nhiều quốc gia.
Nhìn trên tương quan hiện nay doanh nghiệp Việt chủ yếu đạt trình độ tổ chức 2.0. Tức là doanh nghiệp đang tập trung quản trị dựa trên quy trình hành chính, đảm tính khách quan theo những chuẩn mực. Vì vậy, khi bước vào xu thế chuyển đổi sẽ dễ đi vào bế tắc và mất phương hướng. Trên thực tế, các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công đều ở mức độ tổ chức 5.0 trong quốc gia lớn hình như Mỹ, Canada, Đức với những trường hợp của Microsoft, Volkswagen, Bestbuy, Walmart, Canadian Home Leisure.
Lý giải cho sự khó khăn này là bởi đặc trưng của Việt Nam đi lên từ sản xuất nông nghiệp do vậy tư tưởng vẫn còn đâu đó theo thuần nông. Điều này tác động đến doanh nghiệp Việt về nền tảng tổ chức với tâm lý thụ động, văn hóa trơ ì, tập trung khai thác tài nguyên sẵn có. con người, tổ chức, mô hình hiện tại không sẵn sàng với sự thay đổi và gặp khó khăn trong việc tiếp nhận công nghệ, cũng như những cái mới.
Định hướng phát triển tổ chức 5.0
Khi thế giới vận động quá nhanh trước sự bùng nổ về công nghệ, để duy trì sức cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế chuyển đổi này. Khi doanh nghiệp đang ở mức 2.0, với mức độ quản lý theo quy trình. Muốn thực hiện chuyển đổi số hiệu quả trong từ 2 đến 3 năm đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự tăng tốc, nắm bắt và kết hợp được đặc trưng của tổ chức 3.0 và 4.0. Đó là tập trung vào xây dựng chiến lược với tầm nhìn rõ ràng, đầu tư vào quản trị tri thức, phát triển nguồn nhân lực. Mục đích là xây dựng nền tảng tổ chức vững chắc, đề cao khả năng thích ứng (Agile) để đáp ứng với yêu cầu của thị trường.
Đầu tư quản trị tri thức
Quản trị tri thức là quá trình nắm bắt, lưu trữ, chia sẻ và quản lý hiệu quả kiến thức và kinh nghiệm nhằm nâng cao kiến thức tổng thể của đội ngũ nhân sự. Thực tế, mỗi nhân sự đều có những kiến thức, vốn hiểu biết khác nhau, được tích lũy qua quá trình làm việc, học tập. Quản trị tri thức tốt giúp chia sẻ và lan tỏa kiến thức đến các thành viên trong tổ chức. Năng lực của mỗi cá nhân sẽ được kiện toàn khi học hỏi từ đồng nghiệp, cấp trên. Doanh nghiệp cần lưu trữ những kiến thức theo các phương pháp khác nhau để xây dựng vốn tài sản tri thức cho tổ chức.
Chuyển đổi số không thể tách rời quản trị tri thức. Bởi trong tương lai xã hội 5.0 và sự bùng nổ của công nghệ, với trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật. Đây đều là những kiến thức khó để thích nghi với đội ngũ. Qua việc quản trị tri thức tốt, những kiến thức sẽ được chia sẻ và trau dồi bên trong tổ chức thì việc nắm bắt và sử dụng công nghệ sẽ tốt hơn. Ví dụ có thể thấy những tài liệu hướng dẫn áp dụng, hay sự chia sẻ từ những thành viên có chuyên môn và được đào tạo bài bản.
Để quản trị tri thức hiệu quả đòi hỏi phải có sự tổng hòa của 4 yếu tố chiến lược, quy trình, con người và công nghệ. Trong đó, chiến lược quản trị tri thức đề cập đến một kế hoạch giúp doanh nghiệp quản lý thông tin, dữ liệu và kiến thức. Các hoạt động cụ thể sẽ được thực hiện trong ba lĩnh vực lớn: tạo tri thức, sử dụng tri thức và xây dựng môi trường thể chế thuận lợi cho việc học tập và chia sẻ tri thức. Quy trình quản trị tri thức có thể được chia thành 4 quá trình chính: thu nhận tri thức, lưu trữ tri thức, áp dụng tri thức và sử dụng tri thức. Con người là thành phần quan trọng của quản lý tri thức, bởi tri thức được vận động và tích lũy đều dựa trên con người. Công nghệ là yếu tố thúc đẩy sự học hỏi và đẩy nhanh tốc độ chuyển giao kiến thức
Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực
Chiến lược nhân lực xoay quanh các vấn đề về thu hút và tuyển dụng người phù hợp; đào tạo và phát triển nhân lực. Đồng thời có đánh giá hiệu quả công việc và đưa ra những đãi ngộ phù hợp cũng như truyền thông nội bộ, duy trì mối quan hệ gắn kết.
Chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay không còn là lựa chọn mà là xu thế tất yếu của doanh nghiệp, là tương lai cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bản chất chuyển đổi số là mối quan hệ giữa con người và công nghệ. Do vậy, khi việc chuyển đổi diễn ra sẽ tác động đến vấn đề nguồn nhân lực. Thứ nhất, hiện nay các doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng tự động hóa trong sản xuất và nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, chiến lược nhân lực có sự thay đổi trong việc phân bổ và giảm thiểu ở những vị trí không cần thiết. Điều này kéo theo những chuyển đổi trong chính sách nhân sự và hệ thống chức danh bên trong tổ chức.
Thứ hai, chuyển đổi số tác động đến chiến lược nhân lực trong tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Vận hành công nghệ đòi hỏi trình độ nhân sự cao cũng như cần có khả năng thích ứng và học hỏi. Điều này đặt ra thách thức trong việc tuyển chọn và thu hút những nhân sự phù hợp để ứng dụng tốt công nghệ nâng cao hiệu quả công việc. Hơn nữa, yêu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự nòng cốt trong công ty để họ có sẵn sàng về thay đổi cũng như làm chủ động nghệ là vấn đề trọng tâm của doanh nghiệp.
Xây dựng văn hóa thích ứng
Xây dựng văn thích ứng của tổ chức là chìa khóa giúp chuyển đổi số hiệu quả, là một trong những ưu tiên đầu tiên của các nhà lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay. Tư duy chiến lược hiện nay cũng đã chuyển từ lập kế hoạch sang xây dựng khả năng thích ứng của tổ chức với biến động VUCA và nền kinh tế số. Khi các thành viên trong tổ chức thấm nhuần được văn hóa này thì việc thuyết phục họ thay đổi như yêu cầu tất yếu để thích ứng với xu thế chuyển đổi số là dễ dàng hơn.
Hình thành văn hóa thích ứng trước hết cần khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong tổ chức. Để có thể thích nghi, bạn phải rèn luyện khả năng sáng tạo và tư duy cởi mở. Thứ hai, các nhà lãnh đạo có thể linh hoạt thay đổi vai trò của nhân sự. Bởi, mỗi thành viên đề có điểm mạnh và phẩm chất riêng, có thể trong dự án này người này làm chủ sẽ mang lợi ích tốt hơn và ngược lại. Hơn nữa, việc liên tục thay đổi vai trò sẽ tăng khả năng thích ứng của đội ngũ nhân sự.
Tư duy của nhân sự cần được thay đổi theo nhiều phương thức khác nhau. Khi trong nền kinh tế ổn định, đội ngũ quen với cách thức làm việc cũ, với công việc chuyên trách và lặp lại. Do vậy, tư duy về sự thích ứng vẫn còn hạn chế. Việc tác động thay đổi tư duy với những cách thức trên giúp nguồn nhân lực trong tổ chức hiểu được bối cảnh thách thức và làm quen với tư duy của sự linh hoạt và chủ động.
Nhìn chung, sự phát triển của công nghệ dẫn tới hình thái xã hội sẽ tiến lên bước mới là 5.0 với con người là trung tâm. Công nghệ hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống của công người với trí tuệ nhân tạo AI, Internet vạn vật. Ngay cả trong xã hội 4.0 hiện nay thì các doanh nghiệp trên thế giới đã tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, quản trị tri thức, đổi mới mô hình kinh doanh để thúc đẩy chuyển đổi số.
Trên thực tế bối cảnh Việt Nam chủ yếu đạt mức độ 2.0. Trước khoảng cách như việc thì việc bắt kịp xu thế trên thế giới là thách thức. Điển hình là xu thế chuyển đổi số, khi đòi hỏi nền tảng tổ chức vững vàng, nền tảng quản trị chuẩn mực và nguồn lực con người có trình độ cao. Khi nhìn thẳng vào vấn đề như vậy mới có định hướng giải pháp phù hợp. Để thực hiện chuyển đổi số trong 2 đến 3 năm tới thì việc tập trung vào quản trị tri thức, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa thích ứng là chìa khóa gia tăng tỷ lệ thành công cho doanh nghiệp.
OD CLICK biên tập
Nguồn tham khảo:
- https://www8.cao.go.jp/cstp/english/society5_0/index.html
- https://news.cgtn.com/news/2019-06-28/What-is-Society-5-0-at-the-G20-summit–HT4YQ8BXlC/index.html
- https://www.japan.go.jp/abenomics/_userdata/abenomics/pdf/society_5.0.pdf
- https://www.slideshare.net/moravec/society-3-0-presentation/79