TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÚC LỢI TRONG DOANH NGHIỆP

Chế độ phúc lợi là một trong những quyền lợi của người lao động được hưởng do pháp luật bảo hộ. Những doanh nghiệp có chế độ phúc lợi tốt sẽ thu hút và giữ chân được người lao động. Đồng thời, Phúc lợi là yếu tố rất quan trọng tạo nên sự khác biệt về hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người lao động. Thương hiệu tuyển dụng cũng có đóng góp rất nhiều của benefit. Cái khó của phúc lợi là khả năng sáng tạo của người làm HR trong việc thiết kế và truyền thông chính sách một các khác biệt, độc đáo lại xoáy vào đúng nhu cầu của người lao động.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm xây dựng chế độ phúc lợi tốt cho doanh nghiệp nhằm tạo dựng sự khác biệt, nâng cao lợi thế cạnh tranh tuyển dụng và truyền thông hiệu quả về các chính sách.

1. Các loại phúc lợi cho người lao động

Hiện nay, trong doanh nghiệp có hai loại phúc lợi là phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện.

Phúc lợi bắt buộc:

Phúc lợi bắt buộc là các phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật.

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam, quy định tỷ lệ đóng, mức đóng tiền lương đóng, đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN (Bệnh nghề nghiệp) cụ thể như sau:

Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN và KPCĐ (Kinh phí công đoàn):

Các khoản trích theo lương

Tỷ lệ trích vào Doanh nghiệp

Tỷ lệ trích vào Lương NLĐ

Tổng cộng

1. BHXH

17,5

8

25,5

2. BHYT

3

1,5

4,5

3. BHTN

1

1

2

Tổng cộng

21,5%

10,5%

32%

4. KPCĐ

2%

 

2%

Như vậy, hàng tháng:

  • Doanh nghiệp đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN (Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) với tỷ lệ đóng là 32%.
  • Và đóng cho Liên đoàn Lao động Quận, Huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là 2%.

Quỹ BHXH được phân bổ như sau:

  • Doanh nghiệp đóng BHXH: 17,5% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).
  • Người lao động đóng BHXH 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Phúc lợi tự nguyện:

Phúc lợi tự nguyện là các loại phúc lợi mà tổ chức, doanh nghiệp đưa ra căn cứ vào khả năng tài chính và chính sách của lãnh đạo. Có rất nhiều phúc lợi tự nguyện để doanh nghiệp có thể áp dụng thực hiện như: Chế độ thưởng hấp dẫn, Chế độ tiền lương hấp dẫn, Tăng lương hàng năm, Nghỉ phép năm, Du lịch cùng công ty, Thực hiện các chương trình đào tạo chuyên môn, Kiểm tra sức khỏe định kỳ, Trợ cấp làm thêm giờ, Trợ cấp ngày nghỉ lễ, Trợ cấp ăn trưa, Thưởng cổ phiếu, Trợ cấp điện thoại, Trợ cấp đi lại, Trợ cấp nơi ở và nhiều trợ cấp khác.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc nhiều loại phúc lợi tự nguyện phù hợp nhất với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp. Ví dụ: Fsoft áp dụng chính sách tôn vinh cha mẹ nhân viên được người lao động rất hưởng ứng, đặt tên phòng ban, phòng họp khác biệt để tạo hứng thú cho nhân viên, chăm sóc phụ nữ bị chu kỳ, đón con ngoài giờ cho kỹ sư làm thêm giờ ở công trường, cho nhân viên đi học MBA mà không bắt cam kết.

2. Vai trò của phúc lợi đối với doanh nghiệp và người lao động

Phúc lợi có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và người lao động như sau:

  • Đối với người sử dụng lao động:
  1. Chính sách phúc lợi là công cụ giúp người sử dụng lao động thu hút và giữ chân nhân viên.
  2. Chính sách phúc lợi giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro cao với chi phí thấp và làm giảm gánh nặng tài chính.
  3. Năng suất của nhân viên được cải thiện khi họ được đảm bảo an sinh cho bản thân và cả gia đình của họ.
  4. Phí bảo hiểm được khấu trừ thuế như chi phí của công ty, và sẽ giúp tiết kiệm cho tổ chức.
  • Đối với người lao động:
  1. Người lao động có thể cảm thấy an tâm và tăng năng suất làm việc cũng như mức độ hài lòng bằng cách đảm bảo rằng họ và gia đình họ được bảo vệ.
  2. Người lao động có bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tàn tật có thể được bảo đảm thêm về thu nhập trong trường hợp bị bệnh nặng hoặc tàn tật.
  3. Nhân viên có thể cảm thấy tự hào về công ty của họ nếu họ hài lòng với mức bảo hiểm nhận được.
  4. Người lao động sẽ có động lực làm việc, gắn bó với tổ chức.

3. Các phúc lợi doanh nghiệp được cho là quan trọng nhất

Theo báo cáo về phúc lợi nhân viên Việt Nam năm 2017 do VietnamWorks và HR Insider thực hiện, đứng trên quan điểm của doanh nghiệp về các gói phúc lợi hiện nay thì có 5 gói phúc lợi được cho là quan trọng nhất gồm: Chế độ thưởng hấp dẫn, chế độ tiền lương hấp dẫn, tăng lương hàng năm, các loại bảo hiểm và nghỉ phép năm.

(Theo VietnamWorks và HR Insider)

Trong giai đoạn biến động thị trường và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay thì cạnh tranh nhân sự là một trong những hoạt động trọng tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những chính sách doanh nghiệp cần quan tâm và thực hiện nhằm thu hút, giữ chân người lao động và tạo ra năng suất là các gói phúc lợi cho người lao động. Doanh nghiệp đưa ra được những phúc lợi hiệu quả sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo:

  1. Quy định tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2018 – http://ketoanthienung.org/tin-tuc/quy-dinh-ve-ty-le-dong-bhxh-bhyt-bhtn-moi-nhat.htm.
  2. Phúc lợi là gì và vai trò của phúc lợi với người lao động lẫn doanh nghiệp – http://vnresource.vn/hrmblog/phuc-loi-la-gi/.
  3. Tiền thưởng là phúc lợi được lao động Việt Nam quan tâm nhất – https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/tien-thuong-la-phuc-loi-duoc-lao-dong-viet-nam-quan-tam-nhat-3524264.html.
  4. Báo cáo phúc lợi nhân viên Việt Nam 2017 do VietnamWorks và HR Insider thực hiện.

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!