Hội nhập kinh tế toàn cầu dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp, để phát triển bền vững thì buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty, tập đoàn trên thế giới và cả những công ty tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trước tình hình đó, yêu cầu cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp là phải nhận diện, nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực để gia tăng năng lực cạnh tranh.

Đa phần các lý thuyết cổ điển về cạnh tranh chưa đi sâu phân tích các yếu tố tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Cách tư duy cũ đều dựa trên sự tuyến tính của môi trường có thể dự báo được. Lý thuyết cạnh tranh truyền thống đã bỏ qua sự khác biệt giữa các công ty và đặc tính biến động của môi trường.Vì thế, lý thuyết năng lực động  là  hướng tiếp cận mới  giúp doanh nghiệp tạo ra, duy trì lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh trong môi trường thay đổi nhanh chóng. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp liên tục được phát triển(Barney & ctg 2001), đặc biệt là nó được mở rộng trong thị trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động (dynamic capabilities; Teece & ctg 1997; Eisenhardt & Martin 2000).

Năng lực động là gì?

Theo Teece & cộng sự (1997), năng lực động là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường”. Nguồn năng lực động là cơ sở để tạo lợi thế cạnh tranh và  đem lại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Barney (1991, 2001b)  cho  rằng  doanh nghiệp có thể tạo dựng sự khác biệt thông qua năng lực động.  Bên cạnh  đó, Wang (2007)  cho  rằng:“Năng lực động định hướng hành vi của một công ty trong việc cấu hình lại, đổi mới và tái tạo nguồn lực và quan trọng nhất là nâng cấp và xây dựng lại năng lực cốt lõi để đáp ứng với môi trường”. Năng  lực động  không  chỉ  là quy trình, mà nó là tác nhân tạo nên quy trình. Do đó, khả năng của công ty thường được tạo dựng và phát triển theo thời gian thông qua các tương tác giữa các nguồn lực của công ty. Tuy nhiên đa phần các định nghĩa này chưa trình bày rõ bản chất và sự khác biệt của năng lực động so với năng lực cốt lõi hoặc năng lực của doanh nghiệp trong môi trường biến động.  Barreto (2010)  cho  rằng:“Năng lực động là tiềm năng của doanh nghiệp để giải quyết vấn đề một cách có hệ thống được hình thành bởi xu hướng nhận diện cơ hội và  rủi  ro,  ra quyết  định  đúng  thời  điểm  theo  định  hướng  thị trường và  thay đổi  cơ sở  nguồn  lực  của  nó”.  Với định nghĩa này, năng lực động là một khái niệm đa chiều trên cơ sở phân tích môi trường, ra quyết định đúng thời điểm và thay đổi căn bản nguồn lực của doanh nghiệp.

Dựa theo nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực du lịch (2) đã chỉ rõ năng lực hấp thụ, năng lực thích nghi, năng lực sáng tạo, năng lực kết nối, năng lực nhận thức và định hướng thị trường là các thành phần cơ bản của năng lực cạnh tranh động.

Năng lực thích nghi là khả năng của một doanh nghiệp trong việc định dạng và phối hợp các nguồn lực nhằm đáp ứng môi trường thay đổi. Với năng lực này, doanh nghiệp tận dụng được cơ hội bên ngoài cũng như thay đổi để đáp ứng thị trường một cách nhanh chóng trên cơ sở đổi mới sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có khả năng thích nghi khác nhau.

Năng lực sáng tạo: Năng lực sáng tạo có mối quan hệ tích cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sáng tạo sản phẩm, thị trường, quá trình và cải tiến hành vi là bốn yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sẽ là bệ phóng quan trọng để phát triển năng lực sáng tạo của doanh nghiệp. Khả năng sáng tạo dựa trên định hướng học hỏi, vận dụng kiến thức và kiến tạo giá trị mới là nét đặc thù của doanh nghiệp. Đây là yếu tố không dễ dàng thay thế và bắt chước được.

Năng lực hấp thụ là khả năng của công ty trong việc nhận diện giá trị của thông tin bên ngoài kết hợp với kiến thức bên trong nhằm tạo ra các sản phẩm độc đáo. Không phải tổ chức nào cũng có được khả năng này,đặc biệt là trong thời gian ngắn phải yêu cầu tất cả các thành viên trong tổ chức thường xuyên đổi mới và hợp tác trong một tổ chức học tập. Trên cơ sở của năng lực hấp thụ, doanh nghiệp có thể áp dụng các kiến thức cần thiết để tạo ra kiến thức mới, làm thay đổi cơ bản và toàn diện việc định hình nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được lợi thế về công nghệ và cạnh tranh tốt hơn.

Năng lực kết nối  là khả năng tạo ra, duy trì và sử dụng hệ thống các  mối  quan  hệ  với các tổ chức  nhằm tận dụng nguồn lực khan hiếm. Khi môi trường thay đổi, việc trở thành thành viên của một tổ chức trở nên cần thiết trong việc huy động nguồn lực cũng như phát huy tính kinh tế nhờ quy mô. Các doanh nghiệp có  thể  kết hợp  với  nhà  cung cấp và thậm chí  là các doanh nghiệp cạnh tranh trong chuỗi để  xây dựng  mạng lưới mạnh mẽ nhằm tìm kiếm lợi ích cho toàn hệ thống. Việc kết hợp này vừa gia tăng nguồn lực cho doanh nghiệp, vừa nâng cao khả năng sáng tạo và làm bền vững hơn năng  lực  và  vị  thế  cạnh  tranh  của  doanh  nghiệp trong  mạng  lưới.  Điều  này  yêu  cầu  bản thân  các doanh  nghiệp  và đặc biệt  là  giới quản  trị  phải có năng lực hợp tác, kết nối không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà còn phấn đấu trở thành một nhân tố trong  mạng xã  hội.  Dưới  đặc  thù  của  Việt  Nam, khuynh hướng này rất khác biệt giữa các nhà quản trị, nó đòi hỏi các nhà quản trị phải có khả năng chấp nhận rủi ro, tạo sự thay đổi, gắn kết vào mạng lưới.

Năng  lực  nhận  thức  và  định  hướng  thị trường là khả năng của doanh nghiệp trong việc tiếp nhận thông tin, xử lý để dự đoán sự thay đổi của thị trường  từ  đó  đưa  ra  các  định  hướng  cho  doanh nghiệp. Năng lực này giúp doanh nghiệp phát hiện những cơ hội cũng  như  rào cản  kinh  doanh trên cơ  sở am hiểu khách hàng, đối thủ  cạnh  tranh  và  các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, nhận thức và định hướng thị trường là yếu tố về giá trị và văn  hóa  của doanh nghiệp  mà  doanh nghiệp này không thể bắt chước doanh nghiệp khác

Năng lực động trong xây dựng tổ chức và chiến lược

Lý thuyết năng lực động liên quan đến việc phát triển các chiến lược cho các nhà quản lý cấp cao thành công để thích ứng với sự thay đổi. Teece (2007) đã chia thành ba thành phần chính: “cảm nhận” các cơ hội và mối đe dọa bên ngoài; “Nắm bắt” các cơ hội, nhất là, thiết kế các mô hình kinh doanh sáng tạo và “chuyển đổi” cả tài sản bên trong và bên ngoài. Tính năng động của thị trường và công ty hoạt động càng lớn thì năng lực động càng trở nên quan trọng. Các năng lực động là các yếu tố, quy trình hoặc khung ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của công ty so với môi trường thay đổi. Theo khung năng lực động, các công ty cảm nhân và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng có giá trị sau đó chuyển đổi các tổ chức của họ theo các cơ hội này.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực động giúp có tác động tích cực lên lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực động có vai trò quan trong trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể nhận biết và kiểm soát được các dạng năng lực động sẽ giúp xây dựng tổ chức ngày một phát triển hơn. Bên cạnh đó là việc áp dụng năng lực động trong chiến lược kinh doanh, các dạng năng lực động giúp doanh nghiệp xác định các chiến lược phát triển kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và nắm bắt định hướng thị trường kinh doanh.

Tuy nhiên có nhiều người cho rằng lý thuyết năng lực động còn mơ hồ và chỉ hữu ích khi giải quyết cách đáp ứng môi trường thay đổi kinh doanh mà không mô tả chính xác cách thức phải làm như thế nào. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang trong môi trường kinh doanh nhiều thay đổi, cần áp dụng lý thuyết năng lực động để đáp ứng yêu cầu đó.

Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm và phát triển lý thuyết này tại thị trường Việt Nam để góp phần giúp cho doanh nghiệp nắm rõ các yếu tố (đặc biệt là các yếu tố vô hình) có thể tạo nên nguồn năng lực động. Để có một cái nhìn chính xác và khách quan về các năng lực động trong tổ chức, doanh nghiệp cần có những cuộc khảo sát nội bộ để thấu hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Đồng thời, sau sự khảo sát đó sẽ có những tư vấn cũng như đưa ra cách thức thực hiện trong phát triển tổ chức. Chính vì vậy, OD CLICK mong muốn với sự thấu hiểu các doanh nghiệp của mình, chúng tôi sẽ có cơ hội đồng hành cùng các doanh nghiệp xác định những yếu tố vô hình tạo nên năng lực cạnh tranh động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó sẽ cung cấp những cái nhìn khách quan về cách nuôi dưỡng và phát triển nguồn năng lực động để tạo lơi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

OD CLICK biên tập! 

 

Nguồn tài liệu tham khảo: 

1.https://www.davidjteece.com

2.https://www.researchgate.net

error: Nội dung đã khóa !!