Theo Giáo sư James L. Heskett, văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20-30% về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Muốn phát triển tổ chức thì phải có nền tảng văn hóa vững chắc, làm nòng cốt cho quá trình tập trung phát triển. Văn hóa phù hợp hướng toàn bộ doanh nghiệp tới sự đồng nhất trong các giá trị tư tưởng và hành động, kéo theo đó là sự gắn kết, cống hiến của người nhân sự. Người lao động hiện nay đã và đang bắt đầu cân nhắc kỹ lưỡng để tìm kiếm những doanh nghiệp có nền văn hóa phù hợp để gắn bó lâu dài, cam kết trong công việc. Tại Việt Nam, xây dựng văn hóa công ty đang ngày càng được các doanh nghiệp trong nước xem trọng, đặc biệt khi doanh nghiệp phát triển tổ chức (Organizational Development) và mở rộng quy mô, tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, xây dựng và phát triển văn hóa trong quá trình phát triển tổ chức là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự đầu tư, kiên định và bền bỉ.

OD VÀ YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG OD 

Theo bài viết Quy trình triển khai chiến lược phát triển tổ chức, OD CLICK định nghĩa OD là một quá trình và dựa trên cơ sở khoa học nhằm giúp tổ chức xây dựng năng lực để thay đổi và đạt được hiệu quả cao hơn bằng cách phát triển, cải tiến và củng cố các chiến lược, cấu trúc và quy trình. Nó đi liền với từng khía cạnh nội bộ, bất kỳ ai trong tổ chức đều có thể bổ sung các kỹ năng phát triển tổ chức nhất định chứ không chỉ lãnh đạo và tác động trực tiếp lên sự thành công của doanh nghiệp.

Quy trình OD hướng tới 8 yếu tố chính, gồm: 1. Chiến lược; 2. Lãnh đạo; 3. Quản trị hiệu suất; 4. Văn hóa; 5. Hệ thống; 6. Quy trình; 7. Học tập; 8. Cơ cấu tổ chức. Các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển toàn diện tất cả những yếu tố nêu trên để hợp thành một tổ chức vững mạnh. 

Văn hóa trong OD tập trung đến các yếu tố như giá trị tổ chức, chuẩn mực hành vi, sự khác biệt trong tổ chức để hướng tới tạo nên vị thế khác biệt với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Cần khoảng thời gian dài để văn hóa trong OD có thể hình thành chuẩn mực và phát triển bền vững. Tuy nhiên, văn hóa sẽ là nền tảng giữ chân và thu hút thêm nhân sự tài năng làm giàu sức mạnh đội ngũ. Tạo bản sắc doanh nghiệp, giúp tổ chức có đặc điểm nhận dạng riêng từ đó tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường kinh doanh và làm công cụ hỗ trợ triển khai chiến lược hiệu quả. 

VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC

Thứ nhất, văn hóa có tác động qua lại trực tiếp tới suy nghĩ và hành vi các nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo là khởi nguồn cho các giá trị văn hóa trong một doanh nghiệp, những giá trị đó dần sẽ trở thành tín ngưỡng trong hệ thống và tác động trở lại tới các nhà lãnh đạo. Văn hóa tốt kéo theo lãnh đạo có suy nghĩ, hành vi xứng tầm để phát triển tổ chức. Có thể là sự cởi mở trong giao tiếp với nhân viên, sự quan tâm tới ý tưởng đóng góp, sáng tạo của nhân viên; quan tâm tới các chế độ đãi ngộ cho nhân viên nhằm phát triển tổ chức bền vững. Nhà lãnh đạo có thể tác động tới văn hóa tổ chức thông qua các hình thức như sau:

  • Có tầm nhìn sâu, rộng;
  • Thường xuyên truyền động lực cho nhân viên thông qua nhiều hình thức;
  • Huấn luyện nhân viên trở thành người chiến thắng;
  • Tinh thần trách nhiệm cao;
  • Tinh thần dám đổi mới và lan tỏa cho mọi người xung quanh;

Thứ hai, văn hóa có vai trò quan trọng đối với tâm lý và hành vi nhân sự trong quá trình phát triển tổ chức. Trong tổ chức có nền văn hóa mạnh mẽ, nhân viên thường sẽ cảm thấy vui vẻ, an toàn và được trân trọng. Trong những kiểu hình văn hóa tốt nhất, nhân sự thường được có một số quyền nhất định trong kiểm soát công việc của mình thay vì phải phụ thuộc tất cả vào cấp trên. Điều đó làm nhân viên cảm thấy được giá tăng giá trị bản thân và đề xuất những sáng kiến giúp gia tăng giá trị hiệu suất của doanh nghiệp. Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ còn tạo cơ hội cho nhân viên có cùng cơ hội phát triển nghề nghiệp, nỗ lực để đạt được mục tiêu tổ chức. Sau đại dịch Covid-19 cũng như nhiều biến động thị trường, nền kinh tế sẽ phục hồi sau suy thoái và thị trường sẽ dần đi vào ổn định trở lại. Nếu văn hóa doanh nghiệp không đủ vững vàng, nhân viên có thể tìm đến những doanh nghiệp khác mang lại lợi nhuận hoặc môi trường tốt hơn. Ngược lại, nếu văn hóa tích cực, có thể nhận thấy rõ mức độ cam kết, gắn bó của nhân sự trong quá trình doanh nghiệp hồi phục và phát triển, điều này đặc biệt có lợi khi các doanh nghiệp cạnh tranh tuyển dụng và đào tạo. Văn hóa có thể tác động tới sự tham gia của nhân viên vào phát triển tổ chức thông qua một số hình thức sau: 

  • Giao tiếp : Trong các công ty giao tiếp tốt, các ý tưởng của nhân viên được lắng nghe và hoan nghênh. Song song với đó là sự tham gia tích cực, sáng tạo và đổi mới nhiều hơn của nhân sự. 
  • Hợp tác: Nhân viên được tạo cơ hội để đóng góp, được đặt vào những vai trò mà họ có thể thành công và được tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa với người quản lý và đồng nghiệp.
  • Phát triển cá nhân: Văn hóa thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của nhân viên, hướng họ tới một hoặc nhiều mục đích khác nhau, giúp họ tránh khỏi sự nhàm chán và trì trệ trong công việc.

Thứ ba, văn hóa là công cụ và là chìa khóa cho thành công của chiến lược phát triển tổ chức. Trong một tổ chức sẽ có sự khác biệt rõ ràng về quan điểm, nhận thức, động lực làm việc và cách giải quyết vấn đề giữa các cấp bậc và thế hệ. Và văn hóa doanh nghiệp chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách đó để triển khai phát triển tổ chức hiệu quả. 

Môi trường văn hóa linh hoạt, mạnh mẽ và thống nhất sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận mục tiêu chiến lược một cách tích cực hơn. Các mục tiêu có thể đồng nhất với nhau khi văn hóa tổ chức hoạt động để tập trung vào năng suất và hoàn thành sứ mệnh chính của tổ chức. Điều này cho phép văn hóa gắn kết với việc thực hiện chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất. Để mức độ thống nhất này hoạt động, việc thiết lập mục tiêu phải phù hợp và được hỗ trợ bởi các hệ thống, chính sách, thủ tục và quy trình trong tổ chức, do đó giúp đạt được việc thực hiện chiến lược và tiếp tục tính toàn vẹn văn hóa của tổ chức.

Khi văn hóa phù hợp với việc thực hiện chiến lược, một tổ chức có thể hoạt động hiệu quả hơn trên thị trường toàn cầu. Văn hóa cho phép các nhà lãnh đạo tổ chức làm việc cả cá nhân và theo nhóm để phát triển các sáng kiến ​​chiến lược trong tổ chức. Những điều này có thể bao gồm việc xây dựng quan hệ đối tác mới và thiết lập lại quan hệ đối tác cũ để tiếp tục cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất có thể cho thị trường toàn cầu.

CÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC

Đầu tiên, hãy lắng nghe nhân viên của bạn. Việc cung cấp cho nhân viên của bạn một môi trường nơi ý kiến ​​của họ được lắng nghe là rất quan trọng. Theo Ultimate Software, 75% nhân viên sẽ ở lại lâu hơn tại một tổ chức khi lãnh đạo của họ lắng nghe và giải quyết mối quan tâm của họ. Chìa khóa để trở thành một nhà lãnh đạo thành công trong một văn phòng đa văn hóa là tránh chủ nghĩa dân tộc. Rõ ràng, các tiêu chuẩn và quy chuẩn cho các nhà lãnh đạo thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nền văn hóa và xã hội của họ, cũng như nền tảng mà họ đang làm việc . Bằng cách này, việc thích nghi và linh hoạt trong phong cách lãnh đạo và chỉ đạo trở nên dễ dàng. Hơn nữa, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu họ biết sếp của họ hoặc ‘người lãnh đạo’ của nhóm hiểu và đánh giá cao những khác biệt này. Trên một quy mô lớn hơn, khi mở nhiều chi nhánh và văn phòng trên toàn thế giới, phương pháp tốt nhất để đưa về quản lý và lãnh đạo là “globalization”. Kết hợp tâm lý toàn cầu hóa với các xu hướng và chuẩn mực văn hóa địa phương, độc đáo, chiến thuật này giúp các công ty thích nghi với môi trường kinh doanh trên toàn thế giới. 

Thứ hai, thúc đẩy giao tiếp giữa cá nhân và tổ chức.Truyền đạt hiệu quả sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của tổ chức một cách rõ ràng là nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Điều này giúp tạo ra cảm giác có chung một mục tiêu, từ đó thay đổi tư duy nhân viên của bạn từ một chiếc răng cưa nhỏ bé trong một cỗ máy thành một phần quan trọng của nhóm.

Thứ ba, khuyến khích sự cộng tác giữa nhân sự. Sự cộng tác là cơ hội nhân viên có thể học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhau vượt qua thử thách. Theo Clear Company, 86% nhân viên và giám đốc điều hành cho rằng thiếu sự hợp tác hoặc giao tiếp không hiệu quả dẫn đến những thất bại tại nơi làm việc.

Thứ tư, nuôi dưỡng tinh thần tin tưởng lãnh đạo. Văn hóa tổ chức cần được nuôi dưỡng và bắt đầu từ đỉnh của bậc thang. Các nhà lãnh đạo cần chứng minh một cách rõ ràng rằng họ tin tưởng vào niềm tin cốt lõi của tổ chức.

Thứ năm, cung cấp thông tin phản hồi thường xuyên. Theo các khảo sát, 68% nhân viên nhận được phản hồi chính xác và nhất quán cảm thấy hoàn thành tốt công việc của họ. Việc phản hồi thường xuyên sẽ giúp nhân viên điều chỉnh hiệu suất của họ với văn hóa tổ chức.

Cuối cùng, kiến tạo cơ hội và đặt ra thử thách. Theo Execute-Search, 76% thế hệ trẻ cho rằng cơ hội phát triển nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất của văn hóa công ty . Cung cấp thách thức và cơ hội để phát triển khiến nhân viên của bạn biết rằng bạn đang đầu tư vào họ, từ đó, họ sẽ trung thành với văn hóa tổ chức của bạn. Các doanh nghiệp đa quốc gia và quốc tế đang trở nên vô cùng phổ biến trong thế giới kinh doanh. Đương nhiên, hành động cân bằng giữa lãnh đạo các văn phòng khác nhau này và văn hóa của quốc gia tương ứng có thể khó khăn. Điều này sẽ không ngăn cản bất kỳ nỗ lực hoặc mục tiêu mở rộng nào 

KẾT LUẬN

Nhiều doanh nghiệp cung cấp các đặc quyền và lợi ích cho nhân viên, tuy nhiên những đặc quyền đó không phải chuẩn mực để tiếp cận văn hóa. Văn hóa được xác định thông qua hành vi ứng xử với nhân viên và mức độ tin tưởng nhân viên trao lại cho doanh nghiệp. Không có một nền văn hóa nào là chuẩn mực cho tất cả các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ có lựa chọn riêng để giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ và hài lòng trong công việc. Văn hóa là một loại hình tài sản vô hình của công ty, và nó luôn cần được điều chỉnh và sẽ chỉ hướng tới hoàn thiện khi mọi người trong công ty đồng nhất, có sự tương đồng trong suy nghĩ và hành động. Vì vậy, đôi khi doanh nghiệp Việt chưa biết xây dựng văn hóa cho mình bắt đầu từ đâu và làm thế nào để có nét văn hóa riêng biệt, hấp dẫn nhân sự. Hiểu được vẫn đề nay, OD CLICK trên cương vị là công ty tư vấn uy tín đã xây dựng chương trình tư vấn văn hóa doanh nghiệp theo mô hình với 4 cột trụ: 1. Tư tưởng văn hóa – Sứ mệnh, Tầm nhìn, Hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp; 2. Con đường văn hóa – Chiến lược phát triển kinh doanh; 3. Con người văn hóa – Công tác quản trị nhân lực; 4. Không gian văn hóa – Các tạo tác văn hóa hữu hình. Theo nền tảng này, cũng như dựa trên đặc thù của mỗi doanh nghiệp, OD CLICK đưa ra những tư vấn phù hợp giúp tạo dựng nên văn hóa doanh nghiệp đặc thù góp phần vào sự phát triển tổ chức.

OD CLICK biên tập

Nguồn tham khảo

https://www.forbes.com/sites/jacobmorgan/2015/12/10/how-corporate-culture-impacts-the-employee-experience/#1105a9a3787c

https://www.ckju.net/en/dossier/how-organizational-culture-impacts-communication/1255

https://www.interact-intranet.com/blog/the-impact-of-leaders/

 

One thought on “VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC

  1. Pingback: Giải pháp nâng cao sức khỏe và hiệu quả làm việc của nhân viên dành cho doanh nghiệp SMEs - Blog

Comments are closed.

error: Nội dung đã khóa !!