QUẢN TRỊ DỰA VÀO TRI THỨC

Tác giả: Ikujiro Nonaka – Ryoko Toyama & Toru Hirata

 

Ở cấp độ doanh nghiệp, nếu nhìn dưới khía cạnh cách thức, cơ sở tạo giá trị, chúng ta có thể tạm chia thành 4 loại công ty phổ biến:

LOẠI 1: Loại công ty đặc quyền: kiếm tiền chủ yếu dựa vào các mối quan hệ để đặc quyền tài nguyên hay trục lợi chính sách;

LOẠI 2:  Loại công ty đầu cơ: Kiếm tiền chủ yếu dựa vào giới đầu cơ, chụp giật, ăn xổi ở thì;

LOẠI 3: Loại công ty cơ bắp: Kiếm tiền chủ yếu dựa vào lao động phổ thông và nhân công giá rẻ;

LOẠI 4: Loại công ty tri thức: Tạo ra giá trị chủ yếu dựa vào chất xám, trí tuệ của đội ngũ.

Rõ ràng, nói đến nền kinh tế tri thức không thể không nói đến một bộ phận cấu thành rất quan trọng đó là “Công ty tri thức” và “Nhân viên tri thức”. Điều ngạc nhiên là ở Việt Nam, khác với “Kinh tế tri thức”, khái niệm “Công ty tri thức”, “Nhân viên tri thức” vẫn còn rất hạn chế, tuy nhiên trên thế giới các nhà nghiên cứu tiên phong đã định nghĩa khái niệm này từ lâu. Peter Drucker, người được mệnh danh là “Cha đẻ” của quản trị kinh doanh hiện đại, đã bắt đầu nói đến khái niệm “Nhân viên sáng tạo/Nhân viên tri thức” “Knowledge worker” từ năm 1959. 

Trong thực tế của giới kinh doanh, việc quản lý tri thức đầu tiên được thể hiện dưới hình thức đầu tư vào công nghệ thông tin (IT) hay nghiên cứu và phát triển (R&D), nhưng thực ra cách hiểu này là đúng nhưng chưa đủ. Quản lý tri thức không đơn thuần chỉ là vấn đề lưu trữ, chuyển giao, và sử dụng hiệu quả thông tin. Thực tế, Tri thức khác nhau về bản chất so với thông tin và các nguồn lực vật chất khác, và phải hiểu được bản chất chủ yếu của tri thức, thì mới có thể chia sẻ hay sử dụng nó, và quan trọng hơn là có thể sáng tạo nó một cách có hiệu quả.

Ngày nay cả giới học thuật lẫn giới kinh doanh đều nhất trí rằng để sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh, vấn đề không chỉ là quy mô và phạm vi, mà đòi hỏi phải có sự đổi mới liên tục và mạnh mẽ của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý các tài sản vô hình cũng như những tri thức kinh doanh và kỹ thuật là vấn đề then chốt để thành công trong thị trường toàn cầu mang tính mở, cạnh tranh có và nhiều thay đổi.

“Quản trị tri thức” có lẽ là lĩnh vực mới nhất trong quản trị nói chung, với lịch sử khoảng 30-40 năm trở lại đây mà thôi, nhưng đã có những bước tiến vũ bão, nhất là ở những công ty và những quốc gia phát triển chủ yếu dựa vào công nghệ, tri thức, bí quyết…Và nhờ vào mô hình kinh tế và mô hình doanh nghiệp “dựa vào tri thức” này mà nhiều công ty và một số quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục dẫn đầu. 

Cuốn sách chính là chiều khóa giúp các nhà lãnh đạo khai mở sức sáng tạo của mỗi cá nhân và sức mạnh của tổ chức. 

Toàn bộ cuốn sách gồm có 9 chương:

PHẦN GIỚI THIỆU: TẠI SAO CHÚNG TA CẦN MỘT LÝ THUYẾT MỚI VỀ DOANH NGHIỆP DỰA TRÊN TRI THỨC

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRI THỨC

2. KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT

3. LÃNH ĐẠO CÔNG TY SÁNG TẠO TRI THỨC

4. TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG: NHỮNG GIÁ TRỊ CHO LỢI ÍCH CHUNG

5. BA

6. ĐỐI THOẠI VÀ THỰC HÀNH: ĐÒN BẨY CHO PHÉP BIỆN CHỨNG TỔ CHỨC

7. QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG NHỮNG TÀI SẢN TRI THỨC NĂNG ĐỘNG

8. VAI TRÒ LÃNH ĐẠO: ĐẨY MẠNH SỰ PHÂN BỔ CÁC TÀI NĂNG TRONG TỔ CHỨC

9. KẾT LUẬN

Đây chính là cuốn sách không thể không đọc đối với các nhà quản trị và những ai quan tâm tới nền “kinh tế tri thức”, “công ty tri thức”, “nhân viên tri thức”, và đặc biệt đối với những ai muốn tìm hiểu về một mô hình doanh nghiệp của tương lai. 

 

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!