QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT THEO OKR VÀ KPI
1. Quản trị hiệu suất
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp là hiệu suất, tăng trưởng đến từ năng suất lao động. 67% nhân viên hiệu suất cao không gắn bó với công ty thiếu hệ thống đánh giá tốt. Vấn đề sống còn với doanh nghiệp là quản trị theo mục tiêu, hình thành hệ thống thúc đẩy đội ngũ làm việc hiệu quả.
Quản trị theo mục tiêu (MBO) theo khái niệm của Peter Drucker, đã trải qua nhiều biến thể gắn với KPI,OKR hay OGSM. Bản chất công cụ không khác nhau, vấn đề là lựa chọn công cụ nào có khả năng thúc đẩy sự sáng tạo, cam kết thực hiện của đội ngũ. Theo đó, OKR phát huy hiệu quả nhờ tính linh hoạt, tập trung vào các kết quả then chốt hay cũng có thể coi là các chỉ số KPI cốt lõi, phát huy tính sáng tạo của các cá nhân.
Triển khai hệ thống quản trị hiệu suất dựa trên OKR và KPI đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư song song. Trong đó, 30% là xây dựng chính sách, công cụ phù hợp để vận hành hiệu quả. 70% tập trung thay đổi tư duy, kỹ năng làm việc của con người trong doanh nghiệp
2. Quy trình xây dựng hệ thống quản trị hiệu suất theo OKR và KPI
Bước 1: Tiếp cận thực tiễn doanh nghiệp
Đơn vị tư vấn trao đổi thông tin, nghiên cứu tài liệu thu thập, quan sát hiện trạng để nắm bắt thực tiễn doanh nghiệp. Hiểu những thế mạnh và xác định điểm đứt gãy trong thực thi hiệu suất.
Bước 2: Phân tích hiện trạng
Đơn vị tư vấn áp dụng các công cụ khảo sát, đo lường để nắm bắt bối cảnh, khái quát hóa vấn đề của doanh nghiệp. Triển khai đào tạo kích hoạt, xây dựng nhận thức.
Bước 3: Thiết kế hệ thống
Xây dựng hệ thống từ chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp. Hình thành công cụ OKR gắn với chính sách và cơ chế phối hợp 3 cấp độ: Công ty, Phòng ban/Bộ phận, Cá nhân.
Bước 4: Thực hiện thay đổi
Đơn vị tư vấn hướng dẫn áp dụng, coaching đưa các cẩm nang hướng dẫn, bảng biểu, quy trình vào thực tiễn triển khai. Thông qua quá trình chủ động triển khai, các bộ phận, đơn vị và cá nhân xác định những khúc mắc, đối thoại thảo luận với chuyên gia, kiện toàn.
3. Trọng tâm triển khai quản trị hiệu suất theo OKR và KPI hiệu quả
Thứ nhất, phát huy tính chủ động, tiên phong, dám theo đuổi những mục tiêu kinh doanh tham vọng.
Thứ hai, tính hợp tác giữa các cá nhân đơn vị, trên cơ sở xác định rõ vai trò của các bên liên quan theo ma trận RACI trong thực thi kế hoạch.
(Ví dụ Form Mục tiêu và Kết quả then chốt cho Bộ phận)
Thứ ba, văn hóa hướng đến sự xuất sắc trong từng công việc. Các mục tiêu, kết quả then chốt xây dựng, hay KPI, không phải để kiểm tra nhắc nhở, mà mỗi người mỗi bộ phận phải coi đó như căn cứ để hướng tới thành tích xuất sắc vượt trội.
Bên cạnh đó, để triển khai tốt hệ thống quản trị hiệu suất dựa trên OKR và KPI, thích ứng với bối cảnh công nghệ số, doanh nghiệp cần coi tri thức và văn hóa doanh nghiệp là nền tảng. Nhân viên cần được đào tạo liên tục, phát triển tư duy chủ động sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và phối hợp đồng đội. Đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung cần phát triển nhóm kỹ năng huấn luyện và phản hồi, tư duy dịch vụ khách hàng, lãnh đạo và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
PEOPLE FIRST FOR BUSINESS!